Dân tộc thiểu số

Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa

Hải Đăng 18/11/2023 12:34

Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.

Gia Lai: Dạy tiếng Bahnar, Jrai tại các 3 cấp học phổ thông

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) giai đoạn 2023-2030".

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Gia Lai sẽ Triển khai hiệu quả tổ chức dạy học Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai tại các cơ sở giáo dục phổ thông cấp tiểu học vùng có đông học sinh là người dân tộc thiểu số theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Tỉnh Gia Lai cũng phấn đấu đến năm 2025, 80% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng Jrai và Bahnar được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học Tiếng Jrai và Bahnar. Tỉnh đảm bảo đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 đối với Tiếng Bahnar, Tiếng Jrai được ban hành trong chương trình môn học; thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai ở cấp tiểu học.

day-tieng-dan-toc.jpg
Giảng dạy tiếng dân tộc trong trường phổ thông góp phần bảo tồn văn hóa, tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số

Đến năm 2030, tỉnh Gia Lai mở rộng triển khai tổ chức dạy học Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai tại các trường phổ thông cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Tỉnh sẽ phấn đấu đủ số lượng giáo viên để giảng dạy Tiếng Bahnar và Tiếng Jrai theo nhu cầu học sinh đăng ký học môn tự chọn tiếng dân tộc thiểu số, trong đó 35% (hiện nay 25%) giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ. 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học Tiếng Jrai và Bahnar được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức dân tộc và quản lý dạy học Tiếng Jrai và Bahnar. Đảm bảo đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc Trung học đối với Tiếng Jrai và Bahnar.

Sơn La: Năm 2023, dạy tiếng Thái cho 10% học sinh

Thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) giai đoạn 2023-2030", tỉnh Sơn La cũng đề ra kế hoạch với lộ trình cụ thể.

Theo đó, đến năm 2025, tỉnh Sơn La bảo đảm đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng Thái, tiếng Mông cấp tiểu học (theo nhu cầu học học môn tự chọn tiếng dân tộc thiểu số của học sinh, địa phương, nhà trường); 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng Thái và tiếng Mông; chuẩn bị giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cấp THCS và cấp học khác để dạy tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn tiếp theo đến 2030.

Cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức và quản lý dạy học tiếng dân tộc thiểu số. Sơn La tổ chức dạy tiếng Thái 4% số lượng học sinh; tiếng Mông 1,2% số lượng học sinh. Tỉnh cũng bảo đảm đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

Đến năm 2030, Sơn La đặt mục tiêu bảo đảm đủ số lượng giáo viên để giảng dạy tiếng Thái, tiếng Mông các cấp học (theo nhu cầu học môn tự chọn tiếng dân tộc thiểu số của học sinh); 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo đạt chuẩn trình độ quy định; 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng Thái và tiếng Mông.

100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy tiếng Thái và tiếng Mông được đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Tỉnh đưa ra chỉ tiêu tổ chức dạy tiếng Thái 10% số lượng học sinh; tiếng Mông 5% số lượng học sinh. Đồng thời bảo đảm đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Thái, tiếng Mông các cấp học theo nhu cầu nguyện vọng của học sinh.

tai-lieu-tieng-thai.jpg
Tài liệu giảng dạy bằng tiếng Thái

Đắk Nông: Dạy tiếng M’Nông và Ê đê

Tỉnh Đắk Nông tiến hành dạy 2 ngôn ngữ dân tộc thiểu số là tiếng Ê đê và tiếng M’Nông trong trường học nhằm bảo tồn văn hóa, chữ viết, chữ viết của hai dân tộc chiếm số lượng lớn ở tỉnh này.

Cụ thể, tỉnh Đắk Nông sẽ tiếp tục duy trì việc dạy và học tiếng Ê đê cho học sinh tại hai trường tiểu học ở huyện Cư Jút. Mục tiêu năm 2025 là đảm bảo đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 2 tiếng dân tộc là Ê đê và M’Nông, sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định ban hành. Tỉnh cũng sẽ bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếng dân tộc theo quy định. Tỉnh phấn đấu có đủ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Ê đê, M’Nông, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, nâng cao năng lực.

Đến năm 2023, tỉnh sẽ tổ chức triển khai dạy tiếng M’Nông và Ê đê trong các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phù hợp với thực tiễn địa phương. Tỉnh bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất; 100% sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn.

Tỉnh phấn đấu đạt 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số Ê đê, M’Nông có trình độ chuẩn đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, nâng cao năng lực.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO