Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Thúy Nhi | 03/02/2023, 18:29

Chiều 3/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai và Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị trực thuộc Bộ về tiến độ triển khai “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” (Dự án VILG).

Dự án VILG là Dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), được thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2017, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu suất và tính minh bạch của dịch vụ quản lý đất đai tại các tỉnh dự án thông qua việc phát triển và thực hiện Hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu quốc gia. Dự án sẽ kết thúc vào cuối tháng 6/2023.

Dự án nhằm xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu trên cơ sở kiến trúc hệ thống, hạ tầng đồng bộ, phần mềm thống nhất trên toàn quốc. Hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (gồm dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các ngành có liên quan như thuế, công chứng, ngân hàng…

Báo cáo về tình hình triển khai Dự án, ông Chu An Trường, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Giám đốc Ban Quản lý Dự án VILG cấp Trung ương cho biết, Ban đã phối hợp với các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh việc vận hành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại địa chỉ https://nlis.vilg.gov.vn/

Đến nay đã hoàn thành kết nối vận hành 208/237 huyện thuộc 29/30 tỉnh, thành phố tham gia dự án. Trong đó, có 19 tỉnh đã hoàn thành kết nối toàn bộ các huyện tham gia dự án và có 40 quận huyện, thành phố thuộc 06 tỉnh, thành phố không tham gia dự án kết nối.

dsc_0418.jpg
Quang cảnh buổi làm việc

Bên cạnh đó, ngày 29/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công an đã thực hiện việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ người dân. Trong 305 huyện đã kết nối với CSDL dân cư có 281 huyện của dự án VILG.

Ngoài ra, về tình hình triển khai các dịch vụ kết nối về đất đai trên hệ thống thông tin đất đai Hệ thống thông tin đất đai (VBDLIS) và việc quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương: đã kết nối liên thông thuế điện tử tại 22/30 tỉnh, thành phố thực hiện Dự án; Kết nối hệ thống 1 cửa điện tử tại 14/30 tỉnh; Kết nối cổng dịch vụ công quốc gia về dịch vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính về đất đai cấp độ 4 cho 30/30 tỉnh thuộc dự án.

Cũng theo ông Trường, về theo dõi, giám sát tình hình thực hiện dự án của các địa phương thực hiện Dự án, ông Trường năm 2022, Ban Quản lý đã tham mưu Lãnh đạo Bộ TNMT ký một số Công văn gửi UBND các tỉnh để đôn đốc việc thực hiện dự án. Đồng thời đã tiến hành các Hội nghị tập huấn cho 28/30 Ban QLDA các tỉnh…

Đặc biệt, ngày 13/01/2023, Ban QLDA Trung ương đã tổ chức họp với WB và các Ban QLDA địa phương để rà soát tiến độ triển khai của dự án, các vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ, kế hoạch tiếp theo trong năm 2023 của dự án và các nội dung các địa phương cần chuẩn bị để kết thúc dự án. Ban QLDA cấp TƯ đã có văn bản hướng dẫn về việc chuẩn bị kết thúc dự án.

Về các nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới, ông Trường cho biết, Ban sẽ tiếp tục thực hiện các kế hoạch đấu thầu; Kiểm toán nội bộ các tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nghiệm thu CSDL đất đai, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/4/2023 để đảm bảo hoàn thành toàn bộ các nội dung công việc trước ngày kết thúc dự án (ngày 30/6/2023) qua đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân của toàn dự án.

Bên cạnh đó, sẽ phối hợp với các đơn vị của Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai đi kiểm tra về công tác nghiệm thu, vận hành CSDL đất đai. Đảm bảo sau khi hoàn thành, CSDL đất đai được đưa ngày vào sử dụng, cập nhật, khai thác thường xuyên tích hợp lên CSDL đất đai quốc gia...

Tại buổi làm việc, các đại biểu khẳng định sẽ phối hợp tích cực với Ban Quản lý Dự án trong việc thực hiện Dự án và bàn về các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ Dự án. Trong đó, sớm triển khai đấu thầu phần mềm cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo đúng các tiêu chí đã được Bộ phê duyệt, đúng quy định của pháp luật.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Minh Ngân ghi nhận nỗ lực triển khai Dự của Ban Quản lý Dự án cấp Trung ương trong việc triển khai thực hiện Dự án ở Trung ương và tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành văn bản đôn đốc các địa phương chậm tiến độ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án trong thời gian qua.

Thứ trưởng cho rằng, Dự án sẽ kết thúc vào 30/6/2023, do đó đề nghị Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai và Ban Quản lý Dự án cần tập trung triển khai các hạng mục của các hợp phần ở Dự án ở Trung ương, đồng thời tăng cường kiểm tra đôn đốc các địa phương việc triển khai các hạng mục của Dự án; chuẩn bị cho việc kết thúc Dự án theo đúng quy định của pháp luật...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO