Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án di dân Kinh thành Huế

Văn Dinh | 21/07/2022, 10:08

Quá trình thực hiện Dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế” hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc.

Sau hơn 3 năm triển khai giai đoạn 1 của “Dự án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế”, UBND TP. Huế đã cơ bản hoàn thành giải quyết thủ tục di dời các hộ dân ở di tích Thượng Thành, Eo Bầu, hộ Thành hào, tuyến Phòng lộ. Tuy nhiên, thực tế, việc bàn giao mặt bằng của người dân lại rất chậm, không đạt kế hoạch đề ra. Việc cấp phép xây dựng đã cấp, nhưng tỷ lệ xây dựng thực tế còn thấp.

z3458484608939_4ebba7f24b553ec3456c21349d2122e6.jpg

Việc bàn giao mặt bằng của dự án đang rất chậm

Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, đến nay Dự án di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế đã hoàn thành xây dựng 8 khu tái định cư (TĐC) bố trí cho người dân từ năm 2019. Hiện đang hoàn thiện khu TĐC 9 và 10 do Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư để thực hiện bố trí tiếp cho người dân di dời, khu TĐC 11 cũng đang được lên kế hoạch triển khai xây dựng. Hiện có 1.980 hộ đã nhận đất TĐC, TP. Huế cấp 1.956 giấy phép xây dựng. Trong số những hộ nhận đất thì hiện đã có 796 hộ đã xây dựng nhà ở, đã có 889/2.058 hộ đã bàn giao mặt bằng.

“Tuy nhiên, có tình huống phát sinh trong quy hoạch là lô hộ phụ tăng tương đối nhiều so với dự kiến. Theo tính toán trước đây thì cân đối bố trí TĐC giữa lô chính với lô phụ có khác nhau, lô chính diện tích từ 100- 200 m2, lô phụ 60- 80 m² nên hiện đang thừa số lô có diện tích lớn bố trí cho hộ chính nhưng lại thiếu số lô bố trí cho hộ phụ. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành phố tổ chức điều chỉnh quy hoạch, phân các lô lớn thành lô nhỏ để bố trí cho người dân, khỏi phát sinh khu TĐC mới sẽ mất rất nhiều thời gian thực hiện các thủ tục, chi phí đầu tư”, ông Nhật nói thêm.

Ông Võ Lê Nhật khẳng định mặc dù có rất nhiều người dân không nằm trong khung chính sách, không đúng quy định được bố trí lô TĐC gửi đơn nhưng thành phố vẫn tôn trọng nhận đơn để kiểm tra, chỉ đạo phân loại hồ sơ, tổ chức lấy lại ý kiến cộng đồng dân cư, xác nhận có ăn ở thường xuyên hay không để trả lời “thấu tình đạt lý”.

“Chúng tôi sẽ lấy lại ý kiến cộng đồng, niêm yết công khai từng trường hợp, ai xứng đáng, đúng điều kiện, đủ quy định sẽ xem xét giải quyết. Chúng ta có quy định, khung chính sách rất thông thoáng nên rất mong bà con chia sẻ” - ông Nhật khẳng định.

tt-3-_1.jpg

Tỷ lệ xây dựng ở các khu tái định cư còn thấp

Theo lãnh đạo TP. Huế, quá trình thực hiện đã điều chỉnh, bổ sung các hạng mục giải phóng mặt bằng thuộc giai đoạn 2 lên giai đoạn 1 nên khối lượng rất lớn và áp lực tiến độ giải ngân theo kế hoạch vốn đã bố trí trong khi đó nhân lực của TP. Huế chưa được bổ sung kịp thời. Ngoài ra, phát sinh vướng mắc, chính sách được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung khung chính sách đã tháo gỡ khó khăn do lịch sử để lại như việc chuyển nhượng, tặng cho đất; thừa kế; vi phạm về xây dựng, giao đất tái định cư cho thừa kế để có nơi thờ tự theo phong tục tập quán…Việc thay đổi, bổ sung tạo tâm lý cho người dân trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế xác định, đây là dự án đặc biệt quan trọng và là một “cuộc di dân lịch sử”, tác động đến nhiều đối tượng dân cư. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai tốt nhưng hiện vẫn còn một số vướng mắc. Vì vậy, UBND TP. Huế, các sở, ngành liên quan tập hợp tất cả các tình huống phát sinh và có sự thống nhất để đưa ra các giải pháp giải quyết rốt ráo, nhất là đối với những hộ phụ; giải quyết tốt công tác tái định cư; khẩn trương trả lại mặt bằng cho dự án. Đồng thời, UBND TP. Huế phải trưng tập cán bộ nội bộ; rà soát, đề xuất bổ sung thêm đội ngũ cán bộ sở, ngành cấp tỉnh, nhất là vấn đề đo đạc, thẩm định đền bù một cách chặt chẽ, đồng bộ, rút ngắn thời gian; huy động tất cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và vai trò của người đứng đầu.

“Đây là dự án quan trọng không chỉ của tỉnh mà của Trung ương nên hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện. Cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. Mục tiêu cao nhất là, đảm bảo tiến độ dự án, gắn với chăm lo đời sống, sinh kế của người dân”, ông Lưu nhấn mạnh.

Được biết, hiện UBND TP. Huế đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (2022- 2025) của dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế”. Theo đó, sẽ có có 1.954 hộ dân được di dời khỏi khu vực Hồ Học Hải, đàn Xã tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ và khu vực tiếp giáp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Mới đây HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định bổ sung giải phóng mặt bằng 395 hộ ở di tích Hồ Học Hải và Khâm Thiên Giám với kinh phí 287 tỉ đồng

Bài liên quan
  • “Đại dự án” di dân Kinh thành Huế: Bàn giao nhà mới cho 25 hộ nghèo
    (TN&MT) - Sau thời gian tích cực thi công, những người dân nghèo Thượng Thành đã chính thức có những ngôi nhà mới tại khu tái định cư phường Hương Sơ, TP. Huế. Niềm vui và phấn khởi hiện hữu trên từng khuôn mặt của người dân. Một cuộc sống mới với niềm tin và hy vọng mới đã được bắt đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến quan trọng về chất lượng
    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội  Vũ Hồng Thanh cho biết, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và các Bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến Đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng; các tài liệu trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, nhiều nội dung đã được tiếp thu, giải trình.
  • Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã chỉnh sửa, bổ sung nhiều quy định sau khi lấy kiến Nhân dân
    Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, so với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này có rất nhiều những quy định đã được bổ sung trên cơ sở ý kiến của cử tri và Nhân dân, có sự sàng lọc, có sự đánh giá tương đối sâu sắc về từng nhóm vấn đề.
  • Xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản: Tham vấn các chuyên gia
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 8-9/6, tại Vĩnh Phúc, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức cuộc họp tham vấn kinh nghiệm của chuyên gia để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Hội Cấp thoát nước Việt Nam: 35 năm đồng hành vì sự phát triển bền vững ngành Nước
    (TN&MT) - Chiều 8/6, tại Quảng Ninh, Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Hội (1988-2023). Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
  • Bộ GTVT và Bộ TN&MT đã xử lý vấn đề thiếu nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam
    Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, đã gỡ được những vướng mắc về nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam phía Đông nhằm đưa tiến độ dự án về đích đúng hẹn. Theo đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã vào các địa phương, đặc biệt là khu vực miền Tây như Đồng Tháp, An Giang để giải quyết. Đến nay, vấn đề nguyên vật liệu đã được xử lý.
  • Quảng Ninh: Kiên quyết xử lý các dự án “treo”
    (TN&MT) - Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực khá phức tạp, đa phần các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn hằng năm đều liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, dự án chậm tiến độ. Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, cũng như kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ.
  • Cần đánh giá tác động khi tăng giá nước sinh hoạt
    (TN&MT) - Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt.
  • Lạng Sơn quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản: Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm
    (TN&MT) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện đã dần đi vào nền nếp, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  • Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong hỗ trợ phát triển bền vững
    Từ ngày 5-9/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển (ICP23) với chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội” đã được tổ chức với sự tham dự của gần 100 đại diện các quốc gia thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
  • Hoạt động khai thác cát, sỏi tại Yên Bái: Dần đi vào nề nếp
    Nhằm siết chặt hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các điểm tập kết cát, sỏi trái phép, chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.
  • Khắc phục sạt trượt taluy trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    (TN&MT) - Cơ quan chức năng đang khắc phục sạt trượt taluy dương tại Km69+900 trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (nối Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Các phương tiện có tải trọng trên 10 tấn vào tuyến sẽ bị cấm.
  • Quảng Trị: Phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
    Ngày 6/6, tại xã Triệu An (huyện Triệu Phong, Quảng Trị), Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Triệu Phong, Hải đội 202 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2) tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2023.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát huy nguồn lực đất đai, phục vụ phát triển bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, nhờ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng đi vào nền nếp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO