Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án tại KKT Chân Mây – Lăng Cô

Văn Dinh | 02/04/2021, 08:08

(TN&MT) - Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo, các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương liên quan tập trung để giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tối đa nhất cho các nhà đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Nếu khó khăn, cần tổ chức thêm lực lượng tham gia giải phóng mặt bằng; cần thiết thì triệu tập thêm nhân lực có chuyên môn để cùng phối hợp thực hiện...

Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô được thành lập vào năm 2006, có diện tích 27.108ha, nằm trên địa bàn các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô của huyện Phú Lộc, giáp ranh với TP. Đà Nẵng. Những năm gần đây, KKT Chân Mây - Lăng Cô trở thành một “đại công trường” đúng nghĩa, khi nhiều dự án, công trình lớn được đầu tư, khởi công xây dựng.

KKT Chân Mây – Lăng Cô đang thu hút nhiều dự án lớn

Ông Nguyễn Duy Hưng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Huế (đơn vị thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây) khẳng định, công ty luôn tích cực, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp và tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư của các cấp chính quyền, các tổ chức, trong và ngoài nước. Riêng trong giai đoạn 2019 - 2021, công ty thu hút được các nhà đầu tư thứ cấp thuê nhà xưởng, thuê đất và ký kết hợp đồng thuê nhà xưởng, thuê đất với tổng vốn đăng ký đầu tư 48 triệu USD và 63 tỷ đồng Việt Nam, diện tích đất thuê là 27,10ha. Đến nay, công ty đã triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng với diện tích hơn 118ha và tổng tiền đã chi trả là 90,27 tỷ đồng.

Riêng năm 2020 mặc dầu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên công ty đã đàm phán với 7 nhà đầu tư có tên tuổi của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ cao và công nghệ mới, các nhà đầu tư sẵn sàng ký kết thỏa thuận với công ty thuê đất để triển khai thực hiện các dự án.

Theo ông Hưng, mặc dù công ty đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Tuy nhiên, do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc bàn giao mặt bằng kéo dài; ảnh hưởng đến tiến độ.

KKT Chân Mây – Lăng Cô đang tạo việc làm cho hàng ngàn công nhân

Một số dự án như Khu liên hiệp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế; Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây; Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam; Nhà máy Nakamoto Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Trong đó, liên quan đến giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất; bồi thường giải phóng mặt bằng…

“Để thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến độ triền khai dự án xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây; đồng thời sớm có quỹ đất sạch cho nhà đầu tư thứ cấp và nâng cao công tác thu hút đầu tư nước ngoài vào, mong tỉnh và các sở ban, ngành chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền giải quyết vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng; giải quyết những phản hồi của nhà đầu tư thứ cấp. Mong muốn của các nhà đầu tư là làm sao được nhận mặt bằng đúng tiến độ”, ông Hưng nói.

Giám đốc Ban Quản lý Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh – Lê Văn Tuệ cho biết, để đáp ứng tiêu chí phát triển Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đảm bảo phát triển bền vững, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm song song với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, đến nay trên địa bàn Khu kinh tế đang triển khai thi công xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải cho các dự án. Đồng thời, dành nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư có thể vào là xây dựng nhà xưởng và hoạt động ngay.

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế kiểm tra các dự án tại KKT

Tại buổi kiểm tra và làm việc tại KKT Chân Mây – Lăng Cô vào cuối tháng 3 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy - Lê Trường Lưu chỉ đạo, các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương liên quan tập trung để giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tối đa nhất cho các nhà đầu tư. Nếu khó khăn, cần tổ chức thêm lực lượng tham gia giải phóng mặt bằng; cần thiết thì triệu tập thêm nhân lực có chuyên môn để cùng phối hợp thực hiện.

Bên cạnh đó, cần huy động tổ công tác dân vận, có thể là Mặt trận, Ban Dân vận Huyện ủy cùng với lực lượng khác gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, giải quyết những thắc mắc của người dân. Các đơn vị, địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các chủ đầu tư để giải quyết khó khăn, vướng mắc theo từng giai đoạn một, thời gian cụ thể.

“Ngoài giải quyết những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì vấn đề thủ tục hành chính cũng phải được quan tâm triển khai nhanh nhất, thuận lợi nhất cho chủ đầu tư, kể cả vấn đề thuế, cần rút ngắn thời gian. Phát huy hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính một cửa, một cửa liên thông để tránh mất thời gian của chủ đầu tư. Các nhà đầu tư cũng cần tính toán để triển khai xây dựng các thiết chế đô thị, phục vụ các chuyên gia và người lao động đến làm việc tại các công ty, nhà máy trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Các thủ tục đấu giá mỏ đất để san lấp mặt bằng cũng phải tính toán sao cho thật nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư”, ông Lưu nhấn mạnh.

Cũng theo ông Lưu, việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, chính quyền và doanh nghiệp để có nguồn lao động chất lượng cao thời gian qua chưa tốt. Do vậy, cần làm tốt hơn, đào tạo, dạy nghề trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp của doanh nghiệp. Tất cả các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương phải thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư trong giải phóng, bàn giao mặt bằng và có báo cáo tiến độ theo quy định. Tinh thần đặt ra là luôn đồng hành và hỗ trợ các nhà đầu tư tối đa...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Quảng Trị: Siết chặt các quy định về đất đai, môi trường... trong chế biến dăm gỗ
    Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị yêu cầu các dự án nhà máy, cơ sở chế biến dăm gỗ trên địa bàn cần thực hiện đúng quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch, môi trường...
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Thành phố Biên Hòa chuyển sang mô hình “đô thị dịch vụ và công nghiệp”
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn
    (TN&MT) - Để hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khuyến nghị ban hành các quy định để khuyến khích phát triển hoạt động khoáng sản ở công đoạn hạ nguồn, đặc biệt là hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm định hình thượng nguồn theo hướng bền vững.
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO