Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm cần sự hợp sức của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như các hiệp hội ngành nghề

Quyết Thắng | 29/06/2022, 07:47

Ngày 24/6/2022, tại Hà Nội, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thành công Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm: Định hướng và Giải pháp”.

Khai mạc và chỉ đạo Hội thảo có ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sự kiện còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương, đại diện lãnh đạo các hiệp hội liên quan cùng đông đảo hội viên của 2 Hiệp hội.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cả nước hiện có hơn 4.200 cơ sở sản xuất nước mắm với sản lượng trung bình trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít… Ngày nay, nước mắm không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.

Ngành hàng nước mắm Việt Nam những năm qua đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất, đáp ứng khẩu vị cũng như tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nước mắm Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu với thị phần còn khiêm tốn so với tiềm năng. Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm là nội dung các báo cáo tham luận và những vấn đề thảo luận tại Hội thảo.

ong-phung-duc-tien-thu-truong-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-khai-mac-va-chi-dao-hoi-thao.jpg
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc và chỉ đạo Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoan nghênh việc các Hiệp hội thảo luận, xây dựng và đề xuất giải pháp định hướng phát triển ngành nước mắm Việt Nam trong thời gian tới, chỉ đạo các đại biểu tại Hội thảo tập trung báo cáo, cho ý kiến để phát triển bền vững ngành hàng nước mắm với các nội dung cụ thể như: Khôi phục và phát huy các mô hình, làng nghề chế biến nước mắm, xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu nước mắm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu đánh giá rủi ro, nguy cơ histamin trong nước mắm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nước mắm.

Các báo cáo tham luận của Hội thảo gồm: Báo cáo “Hiện trạng sản xuất nước mắm tại Việt Nam năm 2022 và một số kiến nghị” của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Báo cáo tham luận “Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm dưới góc nhìn văn hóa ẩm thực và khoa học - công nghệ” của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Báo cáo “Lợi ích của nước mắm với sức khỏe con người” của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Giám đốc Văn phòng Kiểm dịch động thực vật SPS Việt Nam cho biết, để phát triển bền vững ngành hàng nước mắm phục vụ xuất khẩu, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng, tổ chức các đội tàu chuyên khai thác cá làm mắm, ướp muối ngay trên tàu để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến nước mắm. Đồng thời, cần nghiên cứu thị hiếu, mở rộng thị trường xuất khẩu với sự đa dạng về chủng loại nước mắm; đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định về ATTP của các thị trường. Từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia cho Nước mắm Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam chia sẻ, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh quảng bá, bảo vệ thương hiệu, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Hiệp hội đã kết nối các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học để có những đề tài, dự án mang tính ứng dụng cao, giúp các doanh nghiệp sản xuất nước mắm gia tăng hiệu suất thu hồi đạm, có được các sản phẩm nước mắm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam sẽ phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam trong Đề án xây dựng và phát triển các món ăn thuần Việt thành thương hiệu quốc gia nhằm giúp nước mắm, các sản phẩm chế biến từ nước mắm, các thương hiệu nước mắm có vị trí xứng đáng. Hai Hiệp hội nghiên cứu lên kế hoạch tổ chức các Lễ hội nước mắm để giới thiệu “dòng chảy” văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Việt tới khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tất cả các hoạt động trên cần được quảng bá rộng rãi thông qua việc công bố công trình khoa học về nước mắm Việt Nam hoặc tham gia các Hội Nghị - Hội Chợ Thực phẩm lớn trên thế giới.

hoi-thao-day-manh-xuat-khau-nuoc-mam_-dinh-huong-va-giai-phap-.jpg
Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm_ Định hướng và Giải pháp”.

Các báo cáo, tham luận tại Hội thảo đều nhận được các ý kiến thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, phản ánh sự quan tâm, nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá sự cấp thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm. Các giải pháp và kiến nghị cũng được nêu tại Hội thảo. Đồng thời, các hội viên cũng đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp giúp sản phẩm nước mắm Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu, từ đó khẳng định vị thế của nước mắm Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam:

Hiệp hội nước mắm Việt Nam (Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 610/QĐ-BNV ngày 03/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, kinh doanh nước mắm hoặc liên quan đến việc phát triển ngành hàng nước mắm nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; đẩy mạnh quảng bá, bảo vệ thương hiệu, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài liên quan
  • Làng nước mắm Nam Ô nức tiếng hối hả vào Tết
    (TN&MT) - Những ngày giáp Tếtcon đường vào làng nước mắm Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng tấp nập bởi khách gần xa về đây tìm mua món quà từ biển để làm quà Tết. Từng hộ làm mắm cũng tất bật hoàn tất những công đoạn cuối cùng như chắt lọc, đóng chai, dán nhãn... để kịp đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ thị trường với mong muốn có một cái Tết ấm êm, đủ đầy hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • BRG Open Golf Championship Danang 2023 phát triển du lịch golf Đà Nẵng
    Nằm trong hệ thống các giải đấu của Asian Development Tour, BRG Open Golf Championship 2023 sẽ là giải Golf lớn tầm cỡ châu Á, hứa hẹn mang đến nhiều giá trị đẳng cấp thế giới.
  • Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã được cấp điện trở lại lúc 21h ngày 9/8
    Sau 4 ngày mất điện do bão lũ (từ ngày 5/8), đến 21h, ngày 9/8, với sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cán bộ, công nhân Công ty Điện lực Yên Bái nói chung, Điện lực Nghĩa Lộ nói riêng, huyện Mù Cang Chải đã có điện lưới.
  • Chưa khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp?
    Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Khai trương công viên nước đầu tiên tại TP. Bến Tre
    (TN&MT) - Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality - Tập đoàn TTC) vừa tổ chức Lễ khai trương TTC Mekong Aqua Park - công viên nước đầu tiên tại TP. Bến Tre. TTC Mekong Aqua Park là một phần trong dự án Khu nghỉ dưỡng Mekong tại TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
  • Cảnh giác chiêu lừa đảo mới giả danh nhân viên điện lực
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) vừa có cảnh báo đến khách hàng sử dụng điện về hình thức lừa đảo mới đối với người sử dụng điện.
  • Kiến nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
    (TN&MT) - Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Trong đó, việc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nước dinh dưỡng và một số sản phẩm khác, trừ sữa đang gây ra nhiều tranh cãi... Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp ngành đồ uống cho rằng, việc này không giúp giải quyết vấn đề thừa cân, béo phì (TCBP) mà tạo ra chính sách thuế mang tính phân biệt, gây ra nhiều hệ lụy khác.
  • Bộ sưu tập giải thưởng quốc tế “khủng” của sản phẩm mới ra mắt Vinamilk Super Nut
    (TN&MT) - Ra mắt thị trường chỉ hơn 1 năm, thế nhưng “tân binh” Vinamilk Super Nut đã tạo được tiếng vang khi “ẵm” trọn 3 giải thưởng quốc tế đến từ các tổ chức uy tín, hàng đầu trên thế giới.
  • EVN khuyến cáo sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão
    Để đảm bảo an toàn ứng phó ảnh hưởng của cơn bão số 1 (TALIM), EVN đã đưa ra khuyến cáo cách sử dụng điện an toàn khi có bão và mưa lũ, ngập lụt sau bão.
  • Trồng rau sạch, nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng
    (TN&MT) - Với định hướng hoạt động chú trọng áp dụng các giải pháp công nghệ, tăng lợi ích cho nông dân, sản xuất theo nhu cầu của thị trường, Hợp tác xã (HTX) Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội) đang từng bước giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
  • Nhận diện thương hiệu mới của Vinamilk “phủ xanh” mạng xã hội
    (TN&MT) - Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới. Sau 47 năm không ngừng nỗ lực, Vinamilk đang từng bước trở thành công ty thực phẩm hàng đầu, tiếp tục mở rộng sứ mệnh “chăm sóc” cốt lõi để phù hợp hơn cho giai đoạn phát triển mới.
  • Nhân viên Agribank Ứng Hòa kịp thời giúp khách hàng thoát vụ lừa đảo chuyển tiền
    Thấy khách hàng lớn tuổi có biểu hiện lo lắng và đề nghị mở tài khoản thanh toán gấp qua giao dịch điện tử, nhân viên Phòng Giao dịch Agribank Cầu Lão - Chi nhánh huyện Ứng Hoà (thuộc Chi nhánh Hà Tây, Hà Nội) đã tìm hiểu sự việc, kịp thời ngăn chặn khách hàng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Ở đâu để được sống xanh mỗi ngày?
    Sau chuyến đi chơi cùng gia đình dịp cuối tuần tại Khu đô thị quốc tế Nam Thăng Long - Ciputra Hanoi, anh Lưu Minh Thái, 42 tuổi, nhiếp ảnh gia tự do sống tại Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, chuyến đi chơi đã để lại nhiều ấn tượng cho anh về không gian sống trong mơ, phù hợp với các thế hệ.
  • Tiết kiệm điện là văn hóa
    Nắng nóng diễn ra trên diện rộng suốt thời gian qua khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao và có nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu điện sinh hoạt. Việc thay đổi thói quen sử dụng, tiết kiệm điện của mỗi cá nhân và cộng đồng góp phần không nhỏ trong việc sử dụng năng lượng một cách bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO