Đẩy mạnh thực hiện các quyết sách về phát thải ròng bằng 0

Khánh Ly | 23/02/2023, 15:48

(TN&MT) - Ngày 23/2, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án “Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (SPI-NDC) lần thứ 3. Cuộc họp nhằm đánh giá kết quả hoạt động của Dự án năm 2022 và thảo luận xây dựng Kế hoạch năm 2023.

Tham dự có ông Kubo Yoshitomo, Phó Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam; đại diện các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, cùng các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản trong Nhóm công tác thực hiện Dự án.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành – Trưởng Ban chỉ đạo Dự án cho biết, hiện nay, việc triển khai NDC của Việt Nam đã đến giai đoạn quan trọng, cần có những quyết sách thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm những vấn đề liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là chuyển đổi năng lượng công bằng. Thông qua Dự án SPI-NDC, Nhật Bản có thể hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động cụ thể để đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải, đặc biệt trong chuyển đổi năng lượng, quản lý, phát triển tín chỉ các-bon, tiến tới thành lập và vận hành thị trường các-bon.

anh-1(1).jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành - Trưởng Ban chỉ đạo Dự án SPI-NDC phát biểu tại cuộc họp

Đồng tình với quan điểm này, ông Kubo Yoshitomo cho rằng, những kết quả và kinh nghiệm triển khai dự án trong thời gian qua sẽ không chỉ được sử dụng hiệu quả trong việc hoạch định chính sách, mà còn giúp tăng cường quan hệ đối tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp để đẩy mạnh hành động khí hậu. Các cơ quan của Việt Nam và Nhật Bản sẽ cùng tiếp tục phát huy tinh thần hợp tác tốt đẹp để Dự án đạt mục tiêu cao nhất.

Chia sẻ về các kết quả Dự án năm 2022, ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và Bảo vệ tầng ô-dôn (Cục Biến đổi khí hậu – Bộ TN&MT) cho biết: Các hoạt động của Dự án năm 2022 được thực hiện đối với cấp quốc gia và cấp ngành. Cụ thể, ở cấp quốc gia, Dự án đã đánh giá bộ chỉ số theo dõi tiến độ thực hiện NDC hàng năm cho lĩnh vực sản xuất xi măng và lĩnh vực giao thông vận tải theo Khung tăng cường minh bạch (ETF); có các phương án khuyến nghị tăng cường cho cơ chế điều phối liên ngành.

Hệ thống báo cáo kiểm kê khí nhà kính trực tuyến cấp cơ sở cũng đã được thiết kế mô phỏng phù hợp với các quy định pháp luật, trao đổi thông tin về vận hành hệ thống của các quốc gia khác. Dự án đã tổ chức hội thảo giới thiệu và tập huấn hệ thống này cho các Bộ liên quan và khối tư nhân.

Ở cấp ngành, Dự án đã hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chính sách giao thông thân thiện với môi trường, thực hiện thí điểm hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) cho tuyến xe bus nhanh BRT, đánh giá đồng lợi ích của giảm nhẹ ô nhiễm không khí của các tuyến Metro; tham vấn Bộ Xây dựng lên kế hoạch thực hiện thí điểm MRV trong ngành xi măng.

Trong khuôn khổ Dự án, các chuyên gia đã đề xuất những biện pháp khuyến khích khối tư nhân tham gia thực hiện NDC, bao gồm các biện pháp khuyến khích phi tài chính (Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững của VCCI) và các biện pháp khuyến khích tài chính (xây dựng dự án thông qua các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế). Một số diễn đàn dành cho khối tư nhân đã được tổ chức, cùng với kế hoạch tập huấn kỹ thuật cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng, đồ uống và chất thải.

anh-2(1).jpg
Ông Kubo Yoshitomo, Phó Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam    phát biểu tại cuộc họp

Về Dự thảo Kế hoạch thực hiện năm 2023, ông Koji Fukuda, Cố vấn trưởng Dự án cho biết, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện NDC của Việt Nam, triển khai các hoạt động thí điểm giảm phát thải và tập huấn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; tiếp tục xây dựng phương thức hoạt động cho cơ chế phối hợp liên ngành trong thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia cho các Bộ tham gia thực hiện NDC của Việt Nam; tiếp tục xây dựng phần mềm/hệ thống mô phỏng trực tuyến báo cáo khí nhà kính cấp cơ sở. Những kết quả của các hoạt động thí điểm sẽ là tiền đề cho các Bộ , ngành xây dựng chính sách và hướng dẫn cụ thể.

Theo ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Kế hoạch năm 2023 cần đặt trọng tâm vào việc hiện thực hóa các quy định pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phần mềm báo cáo kiểm kê và MRV cấp cơ sở. Nhật Bản đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, bởi vậy, các chuyên gia của hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn trong thời gian tới để triển khai dự án một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các Bộ cũng cần sớm ban thông tư hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính, MRV cho các cơ sở thuộc ngành mình quản lý trong năm nay, đặc biệt chú trọng những ngành có nhiều cơ sở phát thải lớn và sẽ tham gia thị trường các-bon.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ, các chuyên gia phía Việt Nam và Nhật Bản đã cùng thảo luận, góp ý cho Báo cáo năm 2022 và Kế hoạch Dự án năm 2023. Trong đó, tập trung làm rõ những vướng mắc, những kinh nghiệm để triển khai Kế hoạch năm 2023 đạt hiệu quả cao.

anh-3.jpg
Quang cảnh cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành cơ bản nhất trí với các ý kiến và đề nghị chuyên gia phía Nhật Bản có báo cáo về kinh nghiệm triển khai hệ thống báo cáo trực tuyến, phối hợp cùng các Bộ, ngành phía Việt Nam cùng nghiên cứu xem với hệ thống pháp luật hiện nay thì Việt Nam nên xây dựng ở mức độ nào là phù hợp. Thứ trưởng cho rằng, hệ thống báo cáo trực tuyến chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được mức độ phát thải khí nhà kính mà cần phải tính đến hiệu ứng xã hội của Hệ thống này, góp phần hình thành 1 lối sống mới, cách làm kinh tế mới. Cách làm này mới bền vững.

Thứ trưởng cũng đồng ý với ý kiến từ các Bộ, ngành về việc cần rà soát sự giao thoa giữa các dự án khác nhau liên quan đến giảm phát thải, kiểm kê khí nhà kính. Thứ trưởng đề nghị Cục BĐKH thực hiện chức năng điều phối giữa các dự án, các nhà tài trợ để các hoạt động không bị trùng lắp mà hỗ trợ lẫn nhau, hướng đến mục tiêu là công tác quản lý nhà nước về BĐKH càng ngày càng bài bản. Đồng thời, rà soát lại các Luật, nghị định, thông tư, so sánh Kế hoạch với thực hiện NDC để chỉ ra công cụ pháp lý còn thiếu, làm cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.

Bên cạnh đó, Cục BĐKH cũng trao đổi với các Bộ, ngành để đề xuất đề án phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường cho các hoạt động kiểm kê khí nhà kính, đồng thời nghiên cứu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thực hiện kiểm kê để thu hút khối tư nhân hơn nữa.

Bài liên quan
  • Xây dựng hướng dẫn báo cáo thẩm định giảm phát thải trong hạ tầng
    (TN&MT) - Ngày 17/6, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Ngân hàng phát triển châu Á đã tổ chức Hội thảo tổng kết dự án Lồng ghép giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong hạ tầng quốc gia (TA9055-VIE). Dự án đã xây dựng bản Hướng dẫn Đo đạc, Báo cáo và Thẩm định (MRV) cho lĩnh vực giao thông và năng lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Gặp mặt 78 năm Ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam và ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa, lũ
(TN&MT) - Chiều 3/10, tại Hà Nội, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT tổ chức buổi gặp mặt 78 năm Ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam và ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa, lũ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngành TN&MT Điện Biên kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
    (TN&MT) - Sáng 29/9, Sở Tài nguyên & Môi trường Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Sở TN&MT (1/10/2003 – 1/10/2023). Tại Lễ kỷ niệm, ông Vũ Ngọc Vương, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Điện Biên đã đọc diễn văn khai mạc, ôn lại quá trình hình thành, phát triển và lớn mạnh của Ngành TN&MT tỉnh Điện Biên.
  • Quảng Ngãi: Bổ nhiệm ông Võ Minh Vương giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT
    Ngày 28/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì lễ công bố Quyết định luân chuyển và bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở TN&MT đối với ông Võ Minh Vương. Tham dự lễ có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lữ Ngọc Bình.
  • Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa tiếp công dân định kỳ tháng 9/2023
    Sáng ngày 28/9, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 9/2023. Tham dự có Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo Vụ Đất đai, Vụ Pháp chế, Cục Khoáng sản Việt Nam và Văn phòng Bộ.
  • Tập huấn nâng cao kỹ năng lập kế hoạch – tài chính dành cho cán bộ ngành TN&MT
    (TN&MT) - Ngày 26/9, tại Vĩnh Phúc, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã khai mạc khoá Tập huấn nâng cao kỹ năng lập kế hoạch – tài chính dành cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách ngành TN&MT năm 2023. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tới dự và chủ trì Hội nghị.
  • Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24 - NQ/TW).
  • Ngành TN&MT Điện Biên: 20 năm xây dựng và phát triển
    (TN&MT) - Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Ngành TN&MT tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước; khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu.... Ngành đã từng bước khắc phục khó khăn, tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường góp phần tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • Bộ TN&MT rà soát TTHC tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 25/9, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về nội dung hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản.
  • Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm
    (TN&MT) - Đó là nhận định của TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23/9 tại TP.HCM.
  • Sở TN&MT An Giang: Tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm 2023
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh An Giang hiện đang tập trung triển khai các giải pháp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong năm 2023, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Để hiều rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Võ Hùng Dũng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang.
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT tham gia Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 17/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 4 trên phạm vi toàn quốc, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” và tổ chức điểm cấp Trung ương tại tỉnh Phú Yên.
  • Quảng Ninh có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Hội đồng thi tuyển các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý vừa tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao.
  • Làm cho thế giới sạch hơn từ những hành động nhỏ
    (TN&MT) - Ngày 16/9, tại Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO