Đẩy mạnh hoạt động quan trắc KTTV phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai

Tuyết Chinh | 14/05/2020, 13:08

(TN&MT) - Với hệ thống quan trắc được đầu tư khá đồng bộ, thời gian qua, công tác khí tượng thủy văn (KTTV) ở nước ta từng bước nâng cao độ chính xác, tin cậy trong cảnh báo về thiên tai; từng bước đáp ứng được yêu cầu phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng nước lũ chiếm tới từ 70% đến 80% lượng nước. Do ảnh hưởng của gió mùa và sự phức tạp về địa hình cho nên Việt Nam thường chịu tác động mạnh về thời tiết như bão, lụt, hạn hán... Mạng lưới trạm quan trắc KTTV trải dài trên cả nước, từ núi cao vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và là nơi luôn phải chịu những đợt thiên tai.

Bảo đảm mạng lưới trạm quốc gia hoạt động ổn định

Hiện nay, mạng lưới trạm quan trắc khí tượng nước ta với 181 trạm thủ công; 103 trạm tự động; 29 trạm khí tượng nông nghiệp;14 trạm bức xạ. Trong 781 trạm đo mưa tự động có 370 trạm đo mưa đầu tư bằng nguồn xã hội hoá; 359 trạm đo thuỷ văn, trong đó: 234 trạm thủ công, 125 trạm tự động; 27 trạm khí tượng hải văn (KTHV) (tính cả trạm Hoàng Sa)…

Trạm đo thời tiết tại tỉnh Phú Yên. Ảnh: BL

Ông Dương Văn Khánh, Giám đốc Trung tâm Quan trắc KTTV (Tổng cục KTTV) cho biết, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kịp thời công tác kiểm tra mạng lưới trạm quan trắc KTTV thường xuyên trước mùa mưa bão cũng như kiểm tra đột xuất hàng năm, giám sát nghiệp vụ và đánh giá hoạt động mạng lưới trạm KTTV quốc gia đảm bảo hiệu quả, hợp lý.

Đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các công cụ thẩm tra, đánh giá chất lượng tài liệu, số liệu quan trắc KTTV tự động, số liệu đo thủ công, đảm bảo chất lượng, đầy đủ đúng thời gian quy định; thực hiện nhiệm vụ phân tích môi trường, đo lường kiểm định bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu của hoạt mạng lưới trạm.

Theo ông Khánh, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các Đài KTTV khu vực trong xử lý tình trạng vi phạm hành lang kỹ thuật công trình trạm quan trắc KTTV. Nhờ đó, hiện nay, tình trạng vi phạm đã giảm, ít phát sinh vi phạm mới mà chủ yếu là những vi phạm tồn tại, xuất hiện từ trước thời điểm ban hành Luật KTTV năm 2015.

“Việc thúc đẩy công tác phối hợp giữa Trung tâm Quan trắc KTTV và các Đài KTTV khu vực trong nhiệm vụ bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị định kỳ, duy trì hoạt động của các trạm KTTV tự động; khắc phục khi có sự cố đối với các trạm đo mưa, đo gió, mực nước sông và quan trắc tự động một số yếu tố hải văn được tăng cường…”, ông Khánh cho biết thêm.

Trung tâm Quan trắc KTTV cũng chủ động rà soát các quy trình, quy định và đánh giá việc thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo KTTV; thúc đẩy việc ban hành danh mục các loại thiết bị phương tiện đo KTTV (Bộ KHCN đã ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2020); rà soát hiện trạng hệ thống chống sét trên mạng lưới trạm KTTV; xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc KTTV, tình hình hoạt động của mạng trạm thủ công và tự động đề xuất từng bước đưa trạm tự động vào hoạt động thay thế trạm thủ công...

Đặc biệt, chú trọng nâng cấp cải tiến phần mềm chỉnh biên tài liệu đo đạc thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng triều và không ảnh hưởng triều để sớm đưa vào tác nghiệp trên hệ thống; nghiên cứu thử nghiệm về các thiết bị đo tự động thuỷ văn, hải văn đề đưa vào mạng lưới quan trắc.

Phát huy sáng kiến trong quan trắc KTTV

Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến kỹ thuật về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật hoạt động đo đạc quan trắc KTTV, Trung tâm Q uan trắc KTTV đã tập trung nghiên cứu tiếp cận đổi mới nội dung, phương pháp quan trắc và nghiệp vụ quản lý, giải pháp khắc phục hạn chế từ thực tiễn hoạt động của mạng lưới trạm. Một số sáng kiến có thể kể đến như: Nghiên cứu xây dựng hệ tự động quản lý, truyền, nhận số liệu KTTV và hải văn ứng dụng mạng riêng ảo GPN tại Trung tâm KTTVQG; Nâng cấp phần mềm kiểm soát, chỉnh biên tài liệu thủy văn vùng sông không ảnh hưởng thủy triều HYDPRODB 1.0 và vùng sông ảnh hưởng thủy triều HYDTID 1.0; Nghiên cứu phát triển hệ thống giám sát hoạt động mạng lưới trạm KTTV trên thiết bị di động…

Ông Khánh cho rằng, kết qủa các phong trào thi đua đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng đo đạc quan trắc KTTV, phục vụ dự báo phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước, cơ chế chính sách còn chưa hoàn chỉnh trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID – 19 đã có tác động lớn đến hoạt động của hệ thống lưới trạm đo KTTV. Vấn đề thu hút cán bộ viên chức có trình độ chuyên môn cao cũng như cán bộ kỹ thuật ở lĩnh vực công nghệ cao (tin học, điện tử, viễn thông) gặp khó khăn; dẫn đến việc thực hiện hiện đại hoá, tự động hoá trong hoạt động đo đạc quan trắc KTTV còn hạn chế và khó triển khai sâu rộng.

Mặc dù vậy, luôn xác định tầm quan trọng của công tác thi đua: “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, đó là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để giúp tạo ra sức mạnh của tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của của cơ quan trong tình hình mới yêu cầu mới. Ông Khánh nhấn mạnh, phong trào thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày. Trung tâm Quan trắc luôn duy trì sức mạnh đoàn kết của tập thể, phát huy tốt mặt mạnh của cá nhân góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
  • Lợi ích từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) người dân huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu ngày càng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện nhờ đó ngày càng phát triển xanh tốt, tỷ lệ che phủ rừng tăng qua từng năm.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phù Yên (Sơn La): Đẩy mạnh thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt
    (TN&MT) - Năm 2023, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang triển khai thực phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn thị trấn và 3 xã Quang Huy, Huy Bắc, Huy Hạ. Phấn đấu đến hết năm, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại đô thị đạt 93%; tại nông thôn đạt 88%. Góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về môi trường theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai
    (TN&MT) - Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO