Đẩy mạnh Chương trình MTQG trong giáo dục và đào tạo vùng DTTS và miền núi

Ngọc Trâm | 29/10/2021, 13:57

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá công tác phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với Ủy ban Dân tộc thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực cả về quy mô, tính chất và chiều sâu. Giai đoạn 2021 - 2025, 2 cơ quan sẽ tăng cường phối hợp triển khai thực hiện Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; phối hợp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, chữ viết, tiếng nói, xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi...

Theo Báo cáo tổng kết công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT giai đoạn 2018 - 2021, Chương trình phối hợp đã đạt được nhiều kết quả cơ bản. Hai cơ quan đã tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế trong tình hình mới ở vùng DTTS; Phối hợp rà soát, đánh giá các chính sách GD&ĐT vùng DTTS như áp dụng phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao trong xây dựng chính sách GD&ĐT; chính sách cho người dạy, người học; chính sách cử tuyển, các chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh:ubdt.gov.vn

Từ năm 2018 đến nay, Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT đã phối hợp xây dựng và sửa đổi 2 Luật và 7 Nghị định; xây dựng báo cáo và các văn bản giải quyết khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục trên vùng DTTS và miền núi.

Ủy ban Dân tộc đã triển khai thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”. Kết quả, có 1.459 học viên đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu của khóa tập huấn và đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc; tổ chức 115 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại 40 tỉnh, thành phố…

Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, 2 cơ quan đã tích cực phối hợp xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; rà soát, tích hợp các chính sách phát triển giáo dục dân tộc vào Chương trình MTQG Phát triển triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Phát huy những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&DT tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Tăng cường phối hợp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi; Phối hợp chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc dạy học tiếng nói, chữ viết DTTS trong trường phổ thông và dạy học tiếng DTTS đối với cán bộ công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS; Phối hợp trong việc nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh chính sách dân tộc trong lĩnh vực GD&ĐT vùng DTTS và miền núi, từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025; Tăng cường phối hợp về công tác thi đua, khen thưởng, thông tin, tuyên truyền nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước…

Giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&DT sẽ tăng cường phối hợp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh: Công tác giáo dục vùng DTTS và miền núi luôn nhận được sự quan tâm của Ủy ban Dân tộc, đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Ủy ban qua các thời kỳ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm khẳng định, giáo dục là nền tảng quan trọng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đem lại kiến thức để bà con DTTS vươn lên thoát nghèo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đánh giá cao sự phối hợp giữa 2 cơ quan thời gian qua, đồng thời bày tỏ mong muốn trong giai đoạn tiếp theo, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc trong việc cung cấp thông tin; hợp tác trong các quá trình tổ chức thực hiện, điều tra, đánh giá; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên dương, biểu dương, đặc biệt là chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu; sớm triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình phối hợp, nhất là các dự án, tiểu dự án và công tác đánh giá, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác GD&ĐT luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, góp phần đảm bảo chính sách giáo dục công bằng, xây dựng nguồn nhân lực đồng đều để phát triển cho tất cả các vùng, miền. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị 2 cơ quan cần thấu hiểu, quyết tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để triển khai thành công Chương trình phối hợp giai đoạn tới, đặc biệt trong triển khai Chương trình MTQG Phát triển triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tại buổi Lễ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ GD&ĐT.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thực hiện công tác dân tộc
    (TN&MT) - Dựa trên nguyên tắc “Trách nhiệm - Sáng tạo - Cùng phát triển”, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn FPT sẽ hợp tác toàn diện và đa dạng với 5 nhóm nội dung trọng tâm, trong đó, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Ủy ban và Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

(0) Bình luận
Nổi bật
“Từ Vùng Cao Đến Trời Cao”: Giai điệu yêu thương, góp sức xây nhà cho đồng bào miền núi
(TN&MT) - Giữa tiết trời se lạnh đặc trưng của Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long cổ kính thêm phần ấm áp bởi những giai điệu ngọt ngào và ánh sáng lung linh từ đêm nhạc thiện nguyện "Từ Vùng Cao Đến Trời Cao".
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO