"Đầu sỏ" trong đường dây buôn bán ĐVHD quý hiếm bị bắt giữ

28/04/2017, 00:00

(TN&MT) - Ngày 27/4, Phòng 2 Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm buôn lậu (C74) vừa phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm và Công an quận Hà Đông bắt giữ thành công đối tượng Nguyễn Mậu Chiến cùng một số đối tượng khác trong một đường dây chuyên buôn lậu các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm xuyên quốc gia với tang vật thu giữ khoảng 36 kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh và một số sản phẩm từ ĐVHD khác.

Tang vật tịch thu tại Ga Hà Nội
Tang vật tịch thu tại Ga Hà Nội

Nguyễn Mậu Chiến được cho là đối tượng cầm đầu một trong các đường dây lớn buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm ĐVHD khác từ Châu Phi về Việt Nam. Sau một thời gian theo dõi, ngày 27/4, cơ quan chức năng đã bắt quả tang khi hai đối tượng thuộc đường dây của Chiến đang vận chuyển 33 kg sừng tê giác tại ga Hà Nội. Mở rộng điều tra và khám xét nơi ở của Nguyễn Mậu Chiến, cơ quan chức năng đã thu giữ thêm 3 kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh, ngà voi, da sư tử và một số sản phẩm chế tác từ ngà voi.

Vui mừng trước diễn biến trên, bà Bùi Thị Hà- Phó Giám đốc ENV cho biết: “Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) xin được chúc mừng và nhiệt liệt hoan nghênh Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm buôn lậu và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội. Đây là một bước đột phá quan trọng nỗ lực điều tra triệt phá các mạng lưới tội phạm lớn buôn bán, vận chuyển trái phép ngà voi, sừng tê giác và các loài ĐVHD quý, hiếm khác theo đúng tinh thần Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 12/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ”.

Vụ bắt giữ là kết quả của một quá trình lâu dài theo dõi đối tượng Nguyễn Mậu Chiến. Đối tượng này từng dính líu đến nhiều vụ việc buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép. Năm 2007, Chiến bị bắt ở Châu Phi và bị xử phạt hành chính do vận chuyển một số sản phẩm ĐVHD. Năm 2015-2016, hàng tấn ngà voi, sừng tê giác, vẩy tê tê bị thu giữ ở một số cảng lớn ở Việt Nam như Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh được cho là thuộc về đối tượng này.

Tang vật tịch thu tại nhà đối tượng
Tang vật tịch thu tại nhà đối tượng

Trong bối cảnh nhiều người đang cho rằng những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD của Việt Nam là “khó chạm tới”, các cơ quan chức năng đang nỗ lực hết mình để chứng minh điều ngược lại. Với một loạt những thành công gần đây, từ việc một đối tượng “trùm” buôn bán ĐVHD trên Internet bị phạt tù 5 năm, hay vụ khởi tố một đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán rùa biển “chấn động lịch sử” với tang vật hơn 10 tấn rùa biển đang trong quá trình chế tác, ENV tin rằng Việt Nam đang có những bước tiến cực kỳ quan trọng trong việc triệt phá các mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép.

“Việc bắt giữ đối tượng Nguyễn Mậu Chiến là một ví dụ tuyệt vời cho thấy cách thức tốt nhất ngăn chặn tình trạng săn bắt và buôn bán ĐVHD đang ngày càng diễn biến phức tạp ở Việt Nam. Bắt giữ những kẻ buôn bán nhỏ lẻ hay trung gian sẽ không làm thay đổi thực trạng các loài nguy cấp quý hiếm như hổ, voi, tê giác và tê tê đang dần biến mất. ENV mong rằng các cơ quan chức năng sẽ tích cực hơn nữa trong việc theo đuổi và triệt phá những đối tượng cầm đầu các mạng lưới tội phạm lớn về ĐVHD. Chúng ta cần tiếp tục quyết tâm cao độ để ngăn chặn những kẻ tự cho phép mình đứng trên pháp luật và làm giàu bất chính từ ĐVHD”- bà Hà nhấn mạnh thêm.

Anh Dũng 


(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
  • Đối tượng và điều kiện được chuyển đổi đất nông nghiệp
    (TN&Mt) - Bạn đọc Lê Thanh Phương (Hà Nam) hỏi: Bố mẹ tôi được phân chia đất nông nghiệp từ năm 1989. Tuy nhiên, diện tích được phân khá xa nơi bố mẹ tôi sinh sống. Nhiều năm trở lại đây, bố mẹ tôi cho người quen trong xóm canh tác. Xin hỏi, bố mẹ tôi muốn hoán đổi diện tích đất đó để lấy mảnh ruộng gần nhà có được không? Nếu được thì thủ tục hoán đổi như thế nào?
  • Đất đã hiến có đòi lại được không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?
  • Thời hạn và cách thức xử lý khi nộp chậm tiền sử dụng đất
    (TN&MT) - Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở với diện tích 250m2. Trong lúc làm sổ đỏ, chúng tôi có nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi chưa có tiền để nộp. Xin hỏi, thời hạn nộp tiền sử dụng đất là bao lâu? Nếu không nộp thì chúng tôi có được cấp sổ hay không? Nộp chậm tiền sử dụng đất thì có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
  • Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Trần Khánh An (Nam Định) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất để nuôi tôm. Tuy nhiên, thuê lại của người dân thì rất khó thuê diện tích lớn. Xin hỏi, vợ chồng tôi có thể thuê đất của chính quyền hay không? Nếu thuê thì phải làm những thủ tục gì và chúng tôi được thuê bao nhiêu lâu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO