Dấu ấn ngành TN&MT Thừa Thiên- Huế

Văn Dinh | 01/08/2022, 14:19

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng thời gian qua, ngành TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế luôn nỗ lực và đạt nhiều thành quả ấn tượng. Trên cơ sở đó, ngành quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, tiếp tục phát huy nguồn lực, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh nhà.

Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế được thành lập theo Quyết định số 1861/2003/QĐ-UB ngày 08/7/2003 của UBND tỉnh, trên cơ sở hợp nhất tổ chức của Sở Địa chính và các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, đảo và đầm phá; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.

tru-so-tntm.jpg

Sở TN&MT Thừa Thiên Huế luôn nổ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong ảnh là trụ sở đóng tại đường Nguyễn Huệ - TP. Huế

Trong suốt thời gian dài từ khi thành lập cho đến nay, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn nhưng ngành TN&MT Thừa Thiên- Huế vẫn nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ, đạt nhiều thành quả ấn tượng để đóng góp cho kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Sở TN&MT Thừa Thiên- Huế luôn nắm bắt kịp thời vận động của thực tiễn, đổi mới trong công tác điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc một việc giao cho một đơn vị chủ trì, một cá nhân phụ trách. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành...

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản có bước phát triển quan trọng. Sở đã xây dựng phương án quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản. Qua đó, đã tạo cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản, nâng cao giá trị khoáng sản, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho lao động.

Để xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác khoáng sản đối với hàng chục mỏ. UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước được nâng cao, phát huy hiệu lực, hiệu quả. Công tác thẩm định, cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa theo phân cấp đã đạt được những kết quả khả quan, đưa công tác quản lý tài nguyên nước vào nền nếp. Mặt khác, nhằm bảo vệ nguồn nước, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3559/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh”.

z3523481124601_e332ca9e80497d8bcd8182ad7871d54b.jpg

Sở TN&MT Thừa Thiên Huế đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác khoáng sản đối với hàng chục mỏ

Thường xuyên tăng cường thanh kiểm tra về môi trường; quan trắc, giám sát chất lượng môi trường để từ đó biến “nguy” thành “cơ”; thật sự chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa... Trung tâm Quan trắc TN&MT trực thuộc Sở đã đẩy mạnh công tác tham mưu, hướng dẫn, thực hiện việc nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Qua đó, tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, kiểm soát các nguồn thải để thông tin, đề xuất cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp quản lý, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.

Từ khi thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp từ ngày 21/3/2016, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đã tham mưu trình Sở TN&MT ký cấp đổi 87.129 giấy chứng nhận đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân theo hệ thống xác thực tập trung (SSO) và 36.433 giấy chứng nhận đất nông nghiệp theo dự án do các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển đến. Riêng 5 tháng đầu năm 2022 đã cấp đổi 6.798 giấy chứng nhận.

Để tạo nguồn lực về đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề cương và khái toán kinh phí dự án Lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025) tỉnh Thừa Thiên Huế; tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025). Đồng thời đã thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030 của 9/9 đơn vị cấp huyện.

Sở TN&MT đã chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính nền phục vụ xây dựng trang thông tin quy hoạch của tỉnh tại địa chỉ ttqh.thuathienhue.gov.vn và ứng dụng Hue-S (mục quy hoạch đất đai), công khai thông tin minh bạch về dữ liệu đất đai, quy hoạch sử dụng đất cho người dân và doanh nghiệp khai thác sử dụng; công khai minh bạch trong quản lý sử dụng đất. Từ năm 2015 đến nay, Sở đã tham mưu UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Cụ thể giao đất 166 công trình, dự án với tổng diện tích khoảng 655,9 ha. Cho thuê đất 481 công trình, dự án với tổng diện tích khoảng 2482,9 ha.

Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; Triển khai Đề án Thiết lập Hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thừa Thiên- Huế; Phê duyệt danh mục các khu vực phải thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển. Công bố Đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm vùng biển tỉnh; Phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên- Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

h3.jpg

Hội thao ngành TN&MT 6 tỉnh Bắc Trung Bộ vừa tổ chức thành công tại Thừa Thiên Huế trong tháng 7 này, Sở TN&MT Thừa Thiên Huế xếp nhất toàn đoàn

Với những kết quả đạt được, ngành TN&MT Thừa Thiên- Huế đã vinh dự được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhiều Bằng khen của UBND tỉnh trong các phong trào thi đua.

Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho rằng, TM&MT là lĩnh vực lớn và quan trọng, trong nhiều năm qua, ngành đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, tập trung triển khai các giải pháp để đưa công tác quản lý nhà nước về môi trường đi vào khuôn khổ, nề nếp, triển khai tốt các dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Thời gian tới là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng với tỉnh, tạo thế và lực mới để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị để đưa Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương, vì thế ngành cần tập trung triển khai các nhiệm vụ dựa trên ý kiến chỉ đạo của Bộ TN&MT, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Trong đó cần chú trọng đẩy nhanh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; rà soát đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng... đủ điều kiện thì chuyển đổi, cấp giấy chứng nhận cho người dân, đảm bảo quy hoạch đô thị, hạ tầng, nhà ở...; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng nhất là các dự án mang tính thỏa thuận; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra; điều chỉnh quy hoạch các mỏ phù hợp; cần có các giải pháp đồng bộ về Luật Bảo vệ môi trường...”, ông Phương nhấn mạnh.

Ngày 23/4/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ban hành Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND về việc tổ chức lại các phòng chuyên môn, chi cục thuộc Sở TN&MT. Cụ thể, các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ gồm Văn phòng, Thanh tra Sở, Phòng Quản lý tài nguyên, Phòng Biển đảo, đầm phá và biến đổi khí hậu, Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Quản lý đất đai; các đơn vị sự nghiệp công lập gồm Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Công đoàn Bộ TN&MT: Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở
    (TN&MT) - Chiều 30/3, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, sơ kết công tác Quý I năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Ông Dương Trung Thành Chủ tịch Công đoàn Bộ; bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ và ông Nguyễn Văn Triều, Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ đồng chủ trì Hội nghị.
  • Lãnh đạo Bộ TN&MT tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023
    Ngày 30/3, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023 của Bộ.
  • Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề về môi trường
    (TN&MT) - Đã từng trải qua giai đoạn kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam, đối diện với những vấn đề về môi trường và đã vượt qua bằng việc điều chỉnh các chính sách quản lý. Từ kinh nghiệm đó, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để đảm bảo đạt được các mục chung của toàn cầu” - Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Kum Han Seung khẳng định.
  • Ngân hàng Thế giới xây dựng Khung đối tác quốc gia với Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO