Dấu ấn của Masan High-Tech Materials tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021

Quyết Thắng | 13/01/2021, 22:10

(TN&MT) - Ngày 09-10/01 vừa qua, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Triển lãm Quốc tế Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2021 (Vietnam International Innovation Expo 2021 - VIIE 2021) đã diễn ra với sự tham gia của 150 doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn, uy tín trong nước và quốc tế. Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials vinh dự được lựa chọn là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tham gia sự kiện này.

Triển lãm khẳng định vai trò kiến tạo của Chính phủ Việt Nam, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiên phong trong việc huy động các nguồn lực, kết nối các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và phát kiến mới, đưa Việt Nam trở thành điểm đến về đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới.

Khách tham quan tại khu vực gian hàng của Masan High-Tech Materials.

Masan High-Tech Materials (tên gọi cũ là Masan Resources) đã tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm vật liệu công nghệ cao tại Triển lãm Quốc tế Đổi mới Sáng tạo Việt Nam bên cạnh những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Thế giới trong lĩnh vực công nghệ như Samsung, Hitachi Siemens, Viettel… cùng các đơn vị nghiên cứu công nghệ như Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc Gia Hà Nội…

Khu vực trưng bày sản phẩm của Masan High-Tech Materials thu hút đông đảo sự quan tâm của khách mời tham dự sự kiện. Masan High-Tech Materials là một trong những nhà sản xuất khoáng sản và hóa chất công nghiệp tích hợp lớn nhất Việt Nam. Mỏ Đa kim Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) do Công ty quản lý và vận hành là mỏ vonfram quy mô lớn đầu tiên được triển khai và đưa vào sản xuất thành công trong 20 năm qua.

Tổng Giám đốc Masan High-Tech Materials chia sẻ thông tin về các sản phẩm vật liệu công nghệ cao của Công ty tới khách tham quan.

Mỏ Núi Pháo đã được các nhà phân tích hàng đầu trong ngành công nghiệp khai khoáng đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới với trữ lượng quặng tiềm năng đã được chứng minh là 66 triệu tấn (theo Giấy phép khai thác khoáng sản là 83.220.000 tấn quặng vonfram – đa kim).

Trong những năm gần đây, Masan High-Tech Materials là một trong những doanh nghiệp khai khoáng, chế tạo vật liệu công nghệ cao có tiếng vang trong nước và quốc tế bởi những ưu điểm nổi trội trong hoạt động khai thác, tinh luyện khoáng sản và sản xuất vật liệu công nghệ cao đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngành công nghiệp nặng trên toàn thế giới. Nhờ việc tập trung đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại và từng bước làm chủ được công nghệ mà Công ty dần khẳng định được năng lực và vị thế của mình trên các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Từ năm 2015, Masan High-Tech Materials đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm công nghệ cao. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tối ưu hóa nguồn tài nguyên, Công ty đã tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, đào tạo nhân lực giàu chuyên môn, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, đem lại giá trị xuất khẩu cao. Năm 2017, Công ty đã đầu tư thêm hai dây chuyền công nghệ cao với số vốn trên 9 triệu USD, bao gồm: Dây chuyền tinh luyện Florit và dây chuyền thu hồi triệt để Vonfram bằng tuyển trọng lực. Đây là hai dây chuyền hiện đại nhất trên thế giới tại thời điểm đó.

Nhà máy chế biến hiện đại của Masan High-Tech Materials tại mỏ đa kim Núi Pháo, Đại Từ, Thái Nguyên.

Các dòng sản phẩm của Công ty là những thành tố then chốt trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu, tích hợp vào những cải tiến đang diễn ra trong lĩnh vực vật liệu bán dẫn, in 3D, khoa học người máy, ô tô điện, năng lượng tái tạo, y khoa và hàng không vũ trụ.

Tháng 6/2020 Masan High-Tech Materials đã hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram toàn cầu của Tập đoàn H.C.Starck Group GmbH có trụ sở tại Goslar, Đức. Việc mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của Tập đoàn H.C Starck đã mang lại cho Masan High-Tech Materials các trung tâm sản xuất tiên tiến ở mỗi khu vực thị trường trọng yếu như NAFTA, EU và APAC với các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc; một nền tảng công nghệ tái chế đẳng cấp thế giới, có thể mở rộng và nhân rộng ra mọi địa điểm cơ sở kinh doanh.

Đồng thời, Masan High-Tech Materials đã làm chủ được công nghệ chế biến sâu từ H.C.Starck, bao gồm công nghệ chiết xuất sử dụng xút với tỷ lệ tái sử dụng hoá chất cao; công nghệ tinh chế siêu sạch sử dụng hóa chất để kết tủa tạp chất và công nghệ chiết xuất dung môi giảm thiểu nước thải ra môi trường.

Hình 4 Kỹ sư sản xuất làm việc tại nhà máy Masan High-Tech Materials.

Tiếp theo sau thương vụ mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck, tháng 11/2020 Masan High-Tech Materials và Mitsubishi Materials Nhật Bản đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược hướng đến mục tiêu phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Masan High-Tech Materials còn là doanh nghiệp tiên phong trong ứng dụng sử dụng kính thực tế ảo Hololens 2, một sản phẩm công nghệ mới nhất của hãng Microsoft cho hoạt động sản xuất, vận hành. Với kính thực tế ảo Hololens, các chuyên gia mặc dù không có mặt tại chỗ nhưng vẫn có thể “nhìn thực tế” và hướng dẫn nhân sự trực tiếp xử lý tình huống thành thục dễ dàng.

Theo ông Craig Bradshaw, CEO của Masan High-Tech Materials, Masan High-Tech Materials là một trong số ít đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu kính thực tế ảo Hololens nhằm đảm bảo quá trình vận hành thông suốt và giảm tác động của Covid-19 nhiều chuyên gia vẫn đang mắc kẹt bên ngoài Việt Nam. Đây là minh chứng rõ ràng cho quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số xuyên suốt các hoạt động của Ban Lãnh đạo Công ty.

Các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện của Masan High-Tech Materials.

Là nhà cung cấp các sản phẩm hoá chất khoáng sản tiên tiến và không ngừng đổi mới, tham dự Triển lãm Quốc tế Đổi mới Sáng tạo 2021, Masan High-Tech Materials khẳng định đổi mới sáng tạo là trọng tâm trong chiến lược phát triển của công ty, một phần trong chiến lược vươn ra toàn cầu, để chứng minh với thế giới là một công ty Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng và dẫn dắt ngành vật liệu công nghệ cao trên toàn thế giới. Thành công trong đổi mới sáng tạo của Masan High-Tech Materials là ở sự kết hợp giữa nền tảng nghiên cứu - phát triển đẳng cấp thế giới và đội ngũ kỹ sư ứng dụng tận tâm, giàu chuyên môn với khả năng phát triển các sản phẩm thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật khắt khe, nhờ đó đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vicem Hà Tiên khẳng định vị thế với số lượng sản phẩm đạt "Nhãn xanh" nhiều nhất SGBC
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên) tiếp tục khẳng định vị thế là nhà sản xuất xi măng tại Việt Nam sở hữu danh mục sản phẩm được trao nhiều chứng nhận nhãn xanh nhất từ SGBC (13 sản phẩm).
Đừng bỏ lỡ
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • EVNGENCO1 quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
    Mục tiêu là mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Tổng công ty tiết giảm điện tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 5, 6, 7/2023) tiết giảm tối thiểu 15% so với cùng kỳ năm 2022.
  • EVN phản hồi về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện
    Ngày 3/6/2023, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã có văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản hồi về  khoản lỗ 26.235 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
  • Cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại
    Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
  • PV Power “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới
    Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã triển khai chương trình “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về biến đổi khí hậu.
  • PV GAS PMC tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động
    Công ty Quản lý dự án Khí (PV GAS PMC) đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Các hoạt động được triển khai rộng rãi, có hiệu quả, được các cấp ủy đảng, chính quyền và NLĐ ghi nhận, hưởng ứng tích cực.
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của 5 doanh nghiệp ngành Dầu khí, gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và Công ty CP PVI (PVI).
  • PV GAS 11 năm liên tiếp lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
    Ngày 5/6, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023”. Đây là lần thứ 11, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) liên tiếp vinh dự có mặt trong danh sách này.
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023 tại Bình Dương
    (TN&MT) - Ngày 5/6, tại huyện Bàu Bàng, với cam kết bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta”, FrieslandCampina Việt Nam (Tập đoàn sở hữu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi…) đã đồng hành cùng Sở TN&MT Bình Dương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với sự tham gia của hơn 500 người gồm đại biểu, khách mời, các em học sinh và người dân địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO