Đất hiếm tiềm năng chưa được đánh thức

23/12/2018 23:57

Đất hiếm là tài nguyên đặc biệt mà không nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có khoáng sản quý này. Tại Việt Nam trữ lượng đất hiếm có khoảng trên 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, tài nguyên này vẫn chưa được “đánh thức” do công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác.

DSTT Opt
Mỏ đất hiếm tại Việt Nam. Ảnh: TKV

Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi trồng trọt. Hiện nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ 21, thậm chí của cả thế kỷ 22. Hiện, Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái) với trữ lượng lớn, trong đó hàm lượng tổng REO trong quặng nguyên khai từ 0,5 đến trên 10%. Đây là nguồn cung cấp đất hiếm có ý nghĩa công nghiệp lớn, nhưng do điều kiện khai thác, tuyển đơn giản nên cần được đánh giá, thăm dò, khai thác khi có nhu cầu. Trung bình, Việt Nam mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng banexit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung và chỉ xuất theo đường tiểu ngạch.

Với tiềm năng lớn nhưng hiện tại Việt Nam nguồn tài nguyên này đang khai thác ở mức độ khai thác nhỏ lẻ do công nghệ lạc hậu, phần lớn là khai thác thủ công. Dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn, nhiều nơi tổn thất tới 60%, công suất thấp, không tách được hết thành phần nguyên tố hiếm. Nhiều chuyên gia về môi trưởng đã cho rằng, cần phải xem xét lại việc khai thác đất hiếm vì đây là loại tài nguyên đòi hỏi trình độ khai thác ở mức cao không để tình trạng khai thác thủ công gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường như hiện nay. Cùng đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng ngoài vấn đề về môi trường, nếu trình độ kỹ thuật khai thác chỉ dừng lại ở việc bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến thì cũng gây thất thoát lớn về kinh tế.

Theo Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đất hiếm giai đoạn 2015 có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt theo Quyết định số 25/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thương dự báo nhu cầu sử dụng đất hiếm trong tương lai sẽ là rất lớn. Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng đất hiếm đã được Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản ký Thỏa thuận thành lập Liên doanh khai thác, chế biến đất hiếm ở Việt Nam giữa hai Tập đoàn của Nhật với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động chế biến đất hiếm hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có cơ sở chế biến đất hiếm gắn với nguồn nguyên liệu khai thác từ mỏ đất hiếm trong nước.

Được biết, hiện Việt Nam, đến nay đã có 4 mỏ đất hiếm với quy mô lớn nằm tại khu vực Tây Bắc đã hoàn thành công tác thăm dò, trong đó có 2 mỏ đã được cấp phép khai thác là Đông Pao và Nậm Xe. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư dự án cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đất hiếm tiềm năng chưa được đánh thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO