Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 27/7/2025 9:55 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Đất đã hiến có đòi lại được không?

Thứ Sáu 25/11/2022 , 17:25 (GMT+7)

(TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên và Môi trường tư vấn như sau:

Hiện nay, Luật Đất đai và các văn bản liên quan chưa có quy định cụ thể về việc hiến đất làm đường. Việc hiến đất hoàn toàn là ý chí tự nguyên của người dân nhằm đóng góp cho địa phương khi xây dựng các công trình công cộng như lối đi chung, trường học, nghĩa trang…

Tuy nhiên, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, việc hiến đất phải được lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất. Cụ thể, khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định”.

hien-dat-lam-loi-di-chung.jpg
Ảnh minh họa (Nguyễn Nga)

Về thủ tục hiến đất

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP thủ tục hiến đất như sau: Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấy chứng nhận để quản lý.

Đòi lại đất đã hiến?

Theo quy định, Nhà nước có chính sách bảo đảm đối với người sử dụng đất của người dân. Cụ thể chính sách đó được quy định tại Điều 26, Luật Đất đai 2013 như sau: Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất; Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;

Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng. Vậy nên, gia đình bạn sẽ không đòi được diện tích đất đã hiến cho xóm làm đường đi chung.

Xem thêm
9 tấn lợn của 19 hộ chăn nuôi bị tiêu hủy vì dịch tả Châu Phi

QUẢNG NINH 19 hộ chăn nuôi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, thiệt hại gần 9 tấn lợn, ngành thú y Quảng Ninh đang căng mình ứng phó.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất