Đào Tết vùng cao xuống phố…

Nguyễn Nga | 20/01/2023, 14:10

(TN&MT) - Giáp Tết, dọc hai bên đường Quốc lộ 6 qua các huyện của tỉnh Sơn La hay tại các xã vùng cao đông khách du lịch như Tà Xùa (Bắc Yên), Lóng Luông (Vân Hồ), Đông Sang (Mộc Châu), đâu đâu cũng thấy những gốc đào, cành đào vùng cao được người dân bày bán. Để rồi, những cành đào Tây Bắc sẽ theo những chuyến xe về các tỉnh dưới xuôi, góp phần mang sắc xuân vùng cao đến người dân mọi miền.

6 giờ sáng, nhiệt độ tại điểm du lịch xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên giảm sâu còn 5 độ C. Tiết trời rét buốt, nhưng khu trung tâm xã vẫn tấp nập, nhộn nhịp, bởi lượng khách du lịch qua lại trên những chiếc xe ô tô để tìm mua những cành đào ưng ý. Năm nay, tiết trời khá lạnh nên đào không nở rộ như những năm trước đó, nhưng lượng đào Tết bán được lại nhiều hơn.

9.jpg

Dọc quốc lộ 6 đoạn chạy qua các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu và Mai Sơn bày bán rất nhiều đào vùng cao phục vụ nhu cầu đón Tết.

Thỉnh thoảng, từ các bản xa, trên những chiếc xe máy, người dân lại chở những cành đào mới chặt được ra khu trung tâm xã. Có người thì chở đào đến thẳng các homestay trên địa bàn để mời khách du lịch đang nghỉ chân mua đào.

Anh Mùa A Dê, bản Mống Vàng, xã Tà Xùa, nói: Năm ngoái, phải giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, nên năm nay đào Tết được người dân mang ra ngoài trung tâm xã bán nhiều hơn. Có người thì thu gom các cành đào ở các bản để bán lại cho thương lái ở các huyện trong và ngoài tỉnh, rồi sau đó các cành đào được tập kết lên các xe tải để chở về địa phương khác.

10.jpg
7.jpg

Du khách chọn mua đào tại xã vùng cao Tà Xùa.

Từ Tà Xùa, đi khoảng 7km hướng xuôi về thị trấn Bắc Yên, bản Bùa A, xã Phiêng Ban cũng là một trong những khu vực bày bán nhiều đào vùng cao. Tại đây, hàng chục cành đào đã được bà con bó cẩn thận để chờ bốc lên xe tải về dưới xuôi. Theo người dân nơi đây, đào được chặt từ vườn, nương của người dân tại các bản làng xã Háng Đồng, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú của huyện Bắc Yên.

Anh Mùa A Lừ, bản Bùa A, xã Phiêng Ban, bảo: Năm nay, chúng tôi đã chuyển được hơn 10 xe tải đào cho các thương lái thu mua về Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An… Hôm nay, 28 Tết rồi, 40 cành đào được bó gọn này là chuyến hàng cuối rồi chúng tôi nghỉ Tết.

3.jpg
8.jpg

Những phụ nữ người dân tộc Mông tham gia bó thuê đào với giá 20 ngàn-30 ngàn đồng/cành.

Tại Ngã ba Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, nơi có tuyến quốc lộ 6 chạy qua, dù trời đã về chiều, cái lạnh giảm sâu như cắt da cắt thịt nhưng khách qua đường vẫn tấp nập mua, chọn đào để chở về xuôi.

Anh Nguyễn Văn Hiệp (Hà Nội), chia sẻ: Trước Tết, gia đình tôi đều lên thăm người nhà ở thành phố Sơn La, tôi hay dừng mua đào ở Mộc Châu. Năm nay, đi qua đây, thấy nhiều cành đẹp, bày bán nhiều nên tôi quyết định chọn mua luôn. Tôi đã chọn cho mình 1 cành ưng ý với giá 800.000 đồng và chọn tiếp 2 cành cho đồng nghiệp nhờ mua.

2.jpg

Những cành đào vùng cao được bó gọn...

4.jpg

...theo những chuyến xe vận chuyển về xuôi.

Rời Ngã ba Cò Nòi, theo dọc tuyến quốc lộ 6 về Hà Nội, Vân Hồ, Mộc Châu là 2 địa điểm nổi tiếng với những cành đào đẹp, mộc mạc, tự nhiên, được du khách gần xa ưa chuộng. Tại đây, đã hình thành nhiều điểm mua bán đào, tấp nập du khách, thương lái ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đổ về tìm mua.

Anh Giàng A Thông, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ cho biết: Tại các bản trong vùng, hộ nào cũng trồng đào trên nương rẫy, trong vườn nhà. Trước Tết khoảng 1 tháng, các gia đình sẽ lựa những cành đào có thế đẹp, nhiều nụ có thể nở trong dịp Tết để đem bày bán.

5.jpg
6.jpg

Giá đào dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu của du khách.

Một mùa xuân nữa đang về, những cánh đào vùng cao Sơn La đang đâm chồi, bung sắc giữa núi rừng Tây Bắc. Qua thống kê, toàn tỉnh Sơn La hiện có khoảng hơn 5.000ha diện tích trồng cây đào, chủ yếu do đồng bào các dân tộc ở vùng cao, vùng khó khăn trồng trên nương, đồi và vườn nhà.

Tùy theo thế cành đào và độ già của cây, mỗi cành có giá khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu của người mua. Cũng nhờ thế, những năm trở lại đây, cây đào đã và đang mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ trồng đào, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho bà con vùng cao dịp Tết cổ truyền hàng năm.

Bài liên quan
  • Sơn La chỉnh trang đô thị trước thềm Xuân mới
    (TN&MT) - Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã cận kề. Những ngày này, bộ mặt đô thị thành phố Sơn La rực rỡ sắc cờ hoa, băng zôn, khẩu hiệu. Khắp các ngả đường, những thảm hoa, cây cảnh với đủ dáng vẻ, màu sắc đang đua nhau khoe sắc đón chào mùa Xuân mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Gợi ý 5 điểm đến hấp dẫn nhất cho mùa Trung thu 2023
    (TN&MT) - Trung thu ở Sa Pa sẽ thật ấn tượng với Đêm hội trăng rằm lớn nhất Tây Bắc. Mùa trăng ở Đà Nẵng hẳn sẽ khó quên với Lễ hội mùa thu đủ màu Âu- Việt trên đỉnh Bà Nà. Phú Quốc sẽ đem đến một Tết đoàn viên sống động ở khu phố đêm mới Sorrento với pháo hoa rực rỡ của show Kiss The Stars. Du ngoạn mùa trung thu, đừng bỏ qua 5 gợi ý đặc biệt hấp dẫnnày.
  • Xanh ngát vùng cao Dương Hòa
    (TN&MT) - Ngày nắng lên, giọt sương mai long lanh còn đọng trên lá. Từ đằng xa, thấp thoáng những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, nhiều vùng cây ăn quả trĩu hạt… phủ khắp vùng cao Dương Hòa, nơi được xem là quê hương cách mạng của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ mảnh đất gò đồi cằn cỗi, Dương Hòa ngày nay đã “thay da đổi thịt”, đất đai màu mỡ hơn, kinh tế phát triển, cuộc sống người dân khấm khá, cái nghèo cái khổ dần lùi xa.
  • Hữu Lũng (Lạng Sơn): Phát triển du lịch nâng cao đời sống
    (TN&MT) - Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) có nhiều lợi thế về văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh độc đáo, cùng các giá trị văn hóa bản địa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao… Đây chính là những lợi thế giúp Hữu Lũng phát triển các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Cựu chiến binh Đà Nẵng giúp nhau giảm nghèo
    Hội Cựu chiến binh (CCB) TP. Đà Nẵng luôn xác định công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội, là việc làm nghĩa tình để gắn kết hội viên CCB với tổ chức Hội giúp đỡ nhau trong cuộc sống vươn lên để thoát nghèo bền vững, phấn đấu đạt chỉ tiêu xóa nghèo từng năm đã đề ra.
  • Hoạt động khởi nghiệp, thu hút đầu tư khu vực miền núi sẽ được nhận hỗ trợ
    Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Bộ Tài chính ban hành.
  • Lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật BHYT
    Trong 2 ngày 21-22/9, tại TP.Hải Phòng, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa, BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật BHYT.
  • Điện Biên giải quyết thực trạng khan hiếm cát xây dựng
    (TN&MT) - Sáng 25/9, Sở Xây dựng Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Xây dựng tỉnh (25/9/1963 - 25/9/2023). Tại buổi lễ, Ngành xây dựng tỉnh đã đánh giá quá trình 60 năm xây dựng, trưởng thành cùng những thành tích và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Điện Biên. Một trong những thành tựu nổi bật của Ngành xây dựng đạt được trong nhiều năm qua là đáp ứng nhu cầu cấp bách về cát cho xây dựng tại tỉnh Điện Biên.
  • Nghệ An: Bức xúc ở khu TĐC Khe Mừ
    Trải qua hơn một thập kỳ chờ đợi, hơn 100 hộ dân vạn chài ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) vẫn chưa thể đến khu tái định cư (TĐC) dù chủ đầu tư cho biết đã thi công xong hạ tầng từ năm 2022. Thực trạng khiến cho nguồn lực bị lãng phí, trong khi dân vạn chài vẫn sống lênh đênh không chốn “an cư” từ năm này qua năm khác.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền chào mừng Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023- 2028
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã ban hành Công văn số 415/CĐVC về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền và treo pano, khẩu hiệu tuyên truyền chào mừng Đại hội.
  • Phát động Hội thi vẽ tranh “Chính sách chi trả DVMTR đồng hành cùng em đến trường”
    Thực hiện kế hoạch 322/KH-QBVR ngày 22/9/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên phối hợp với các trường THCS trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đồng hành cùng em đến trường”.
  • Sóc Trăng: Tích cực phòng chống thiên tai hướng đến phát triển bền vững
    (TN&MT)- Các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và gây nhiều thiệt hại cho người dân tỉnh Sóc Trăng. Đứng trước thực tế này, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều giải pháp để ứng phó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.
  • Rất mong báo chí, truyền thông đồng hành cùng Đắk Nông phát triển xanh và bền vững
    Đó là chia sẻ và cũng là mong muốn của ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông tại cuộc làm việc với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh hướng đến Net Zero Carbon vào sáng 25/9 tại trụ sở UBND tỉnh.
  • Lời cảm ơn của Ban Chủ nhiệm CLB Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon
    Ngày 23/9/2023, tại TP.HCM, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon đã tổ chức Lễ ra mắt và chuỗi hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2023 - chuỗi sự kiện đã thành công tốt đẹp, Ban Chủ nhiệm CLB xin trân trọng cảm ơn!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO