Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay

Bạch Thanh | 29/06/2022, 14:26

(TN&MT) - Ngày 29/6, tỉnh Bến Tre phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay”.

h1.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ phát biểu tại Hội thảo

Đến tham dự Hội thảo có Trưởng Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố; cùng các nhà khoa học trong nước và quốc tế…

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ cho biết: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa lớn, nhà thơ yêu nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, nhà giáo của nhiều thế hệ, thầy thuốc tinh thông y lý, y thuật và nổi tiếng về y đức. Tài năng và địa vị của ông trên văn đàn, y thuật và nền giáo dục nước nhà đã được ghi nhận, tôn vinh từ rất sớm, ngay cả lúc ông còn sinh thời và trong giai đoạn hiện nay.

Đồng thời là một trong những người khai sáng và là tác giả tiêu biểu nhất của dòng văn chương yêu nước chống ngoại xâm nửa sau thế kỷ XIX, ông đã góp phần nâng cao tầm vóc và ảnh hưởng của văn học nước nhà. Ông còn là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, thương dân, ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm, chống lại mọi cám dỗ về vật chất, đe dọa về tinh thần, thể hiện rõ khí phách hiên ngang của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.

Cũng theo ông Lê Đức Thọ, mặc dù cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều gian truân, nhưng với tâm sáng, chí cao, nghèo khó nhưng không yếu hèn, ủy mị; ông đã luôn thể hiện bản lĩnh, vươn lên vượt qua nghịch cảnh. Trước cảnh nước mất, nhà tan, không thể cầm súng, gươm giết giặc, ông xung phong dùng ngòi bút sáng tác thơ văn để “chở đạo” và “trừ gian”, xem đây là cứu cánh để cổ vũ tinh thần của nghĩa binh và nhân dân; đồng thời, dùng y thuật để giúp dân, giúp nước trong cơn biến loạn. Ông chiến đấu không ngừng nghỉ với những câu tuyên ngôn bất hủ để lại cho nhân loại.

h2.jpg
Các nhà khoa học tham dự Hội thảo

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho hay, đối với khu vực Nam Bộ, nhất là tỉnh Bến Tre - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ người Bến Tre nói riêng, Nam Bộ và cả nước nói chung về đạo lý làm người, về tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất. Nơi đây ấp ủ, lưu giữ di hài của nhà giáo Võ Trường Toản; quê hương của Long Vân hầu Trương Tấn Bửu, của Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng và cũng là quê hương, nơi sống và làm việc của nhiều danh nhân văn hóa lịch sử. Đồng thời, trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, vùng đất này tiếp tục sản sinh ra các danh nhân như: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Giáo sư Ca Văn Thỉnh, Nhà thơ Lê Anh Xuân, Bác sĩ - Nhà giáo nhân dân Trần Hữu Nghiệp...

“Trong giai đoạn hiện nay, tấm gương yêu nước, sống gắn bó mật thiết với nhân dân, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, đem tài năng và trí tuệ của mình tận tâm, tận lực phục vụ cho dân, cho nước của ông trở thành là mạch nguồn truyền thống tốt đẹp luôn chuyển lưu, chảy mãi trên quê hương Bến Tre - quê hương Đồng Khởi anh hùng. Và việc vận dụng, phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống ấy vào việc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ở hiện tại cũng như trong tương lai là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre nói riêng, Nam Bộ và cả nước nói chung”, ông Lê Đức Thọ nhấn mạnh.

h3.jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, với tinh thần đó, từ năm 1975 đến nay, Bến Tre luôn xác định phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng truyền thống văn hóa, nhân văn, chủ nghĩa yêu nước được trao truyền từ các bậc tiền nhân, trong đó có Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, và nhất là tinh thần Đồng khởi năm 1960 được nâng lên và xây dựng thành phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” ngày nay, nhằm biến tinh thần Đồng khởi trong đấu tranh giải phóng dân tộc thành phong trào Đồng khởi trong xây dựng quê hương, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, xây dựng và phát triển tỉnh Bến Tre ngày càng giàu mạnh, thịnh vượng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quyết tâm phát triển nhanh và bền vững, “phấn đấu xây dựng tỉnh Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030”.

Cùng với đó, để thực hiện Nghị quyết, tỉnh Bến Tre đã xây dựng và triển khai nhiều đề án, chương trình, kế hoạch và đạt kết quả bước đầu tích cực. Phát huy truyền thống văn hóa, tinh thần yêu nước, đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhân dân, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự vững mạnh, nhất là người đứng đầu dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì mục tiêu và lợi ích chung; với quyết tâm chính trị cao và quyết liệt hành động có kết quả của cả hệ thống chính trị. Các hoạt động thu hút đầu tư, phát triển, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội gắn với các công trình xây dựng quê hương Bến Tre giàu và đẹp đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre nỗ lực thực hiện có kết quả.

“Qua Hội thảo này, Đảng bộ và Nhân dân Bến Tre mong muốn UNESCO, các quốc gia thành viên của UNESCO, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và các Bộ, ban, ngành Trung ương, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam tiếp tục đồng hành, hỗ trợ để hoạt động gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, thơ văn của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu xứng tầm với danh hiệu cao quý được công nhận, vinh danh ở tầm quốc tế; đồng thời, đề nghị đưa kỷ niệm Ngày sinh của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu được tổ chức cấp Nhà nước vào những năm chẵn, năm tròn theo quy định hiện hành” - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ đề nghị.

Bài liên quan
  • Bến Tre: Hướng đến kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
    (TN&MT) - Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn, nhà giáo, thầy thuốc, một tấm gương về tinh thần yêu nước, sự bất khuất trước quân thù. Hiện nay, tỉnh Bến Tre đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan triển khai các hoạt động hướng đến tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh của ông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thủ tướng: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển
    Nhấn mạnh văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển, Thủ tướng yêu cầu cần khẩn trương hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Lào Cai: Hấp dẫn chuỗi sự kiện tại Tuần lễ văn hoá Bảo Yên 2023
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất và người Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Từ 25-31/8, UBND huyện Bảo Yên – Lào Cai tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Bảo Yên 2023.
  • Tuần Văn hóa – Du lịch Mộc Châu 2023 diễn ra từ 28/8 đến 4/9
    (TN&MT) - Được tổ chức thường niên vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu (Sơn La) năm nay gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc.
  • Khánh thành “Khu vườn Hội An” tại CHLB Đức
    Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP. Hội An cho biết, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức đã diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An vào chiều 24/8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại Đức từ ngày 25 - 27/8/2023.
  • Sức hút du lịch Lai Châu
    (TN&MT) - Lai Châu hấp dẫn và lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những đỉnh núi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn vì những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc với những lễ hội độc đáo đặc sắc, đây chính là những yếu tố tạo nên sức hút cho du lịch Lai Châu.
  • Quảng Nam đề nghị đưa “Nghề chế biến Mỳ Quảng” vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn số 5312/UBND-KGVX ngày 10/8/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
  • Lễ hội Ẩm thực chay Quận 7 - Năm 2023
    Lễ hội ẩm thực chay Quận 7 - năm 2023 sắp diễn ra tại Cầu Ánh Sao - Công viên Cảnh Đồi (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh). Với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, cùng nhiều hoạt động như: cuộc thi “Green Chef 2023”, mâm cỗ chay đặc sắc nhất, chương trình văn nghệ, đại tiệc buffet trên 10.000 người,…
  • Quảng Trị: Vận động xây dựng quỹ "Hoa dâng mộ Liệt sĩ"
    Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị tổ chức đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng Quỹ “Hoa dâng mộ liệt sĩ” để dâng cúng, gắn bình hoa lên hơn 50.000 phần mộ tại 72 nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
    (TN&MT) - Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của hơn 200 phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước.
  • Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Với chủ đề “Tự hào – Tiếp bước”, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã cất lên những lời ca, tiếng hát, điệu múa thể hiện niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố anh hùng.
  • Khởi động hành trình đi tìm Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam
    Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Miss Nature Việt Nam 2023 - Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam 2023” họp báo thông tin về cuộc thi.
  • Tu bổ Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 11/7/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 6/7/2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO