Đánh giá trữ lượng khoáng sản tại Yên Bái, Cao Bằng và Quảng Ninh

Mai Đan | 28/04/2021, 14:50

(TN&MT) - Sáng 28/4 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu tại cuộc họp

Báo cáo kết quả thăm dò đá hoa khu vực thôn 8, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, ông Vũ Văn Vương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Bắc Bán cầu, đơn vị tư vấn cho biết: Trữ lượng đá hoa đạt tiêu chuẩn đá khối làm ốp lát là: 13.860 nghìn m³; trữ lượng đá hoa trắng kích thước khối < 0,4m³ làm bột cacbonat calci là: 24.283 nghìn tấn; trữ lượng đá hoa xám kích thước khối < 0,4m³ có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường là: 53.744 nghìn m³.

“Mỏ có điều kiện khai thác thuận lợi, khi khai thác ít có tác động xấu tới môi trường sinh thái của khu vực, chất lượng đá hoa đáp ứng tiêu chuẩn làm nguyên liệu ốp lát và phần đá khối kích thước khối < 0,4m³ có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất bột carbonat calci”, ông Vũ Văn Vương nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Trường Giang – Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đánh giá, về cơ bản báo cáo đã thu thập, tổng hợp đầy đủ các kết quả thăm dò, xác định được đặc điểm địa chất khu mỏ, cũng như quy mô, chất lượng của đá hoa làm ốp lát, bột carbonat calci, làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích thăm dò.

Ông Nguyễn Trường Giang đề nghị chủ đầu tư (Công ty Cổ phần khoáng sản Lục Yên) và đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến của các ủy viên Hội đồng, đặc biệt liên quan đến việc hiện nay có một số công trình thăm dò chưa khống chế được hết các tầng đá hoa trắng, mạng lưới mẫu mặt chưa đảm bảo, nên cần tính toán lại và xếp đá hoa trắng vào cấp 122 đảm bảo an toàn. Ngoài ra, đối với độ thu hồi có 2 moong trong đá xám và đá khối, đề nghị lấy theo số lượng thực tế để tính độ thu hồi trong đá hoa xám làm đá ốp lát, cũng như độ thu hồi đá hoa trắng làm đá ốp lát và bột cacbonat calci. Đồng thời, rà soát lại báo cáo xây dựng chỉ tiêu tính trữ lượng, căn cứ vào số liệu của các công trình nghiên cứu ở trong vết nứt trong lỗ khoan để luận giải đưa ra chỉ tiêu hợp lý.

Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng mỏ sắt Nà Lũng, phường Duyệt Trung, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Ngọc Thơm – đại diện Chi nhánh Công ty Cổ phần Địa chất Việt Bắc – TKV – Xí nghiệp Địa chất 109, đơn vị tư vấn cho biết: Kết quả thăm dò tính đến thời điểm này có thể khẳng định triển vọng quặng sắt Nà Lũng, Cao Bằng qua một số thân quặng theo chiều sâu lỗ khoan khống chế có xu hướng giảm chiều dày và hàm lượng. Trữ lượng cấp 121+122 đạt 195.887 tấn kim loại sắt, thấp hơn mục tiêu đề án đề ra là trữ lượng cấp 121+122 là 1.164.169 tấn kim loại sắt.

Góp ý cho báo cáo, ông Nguyễn Văn Nguyên – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho rằng đơn vị tư vấn cần xem xét lại khái niệm mạch quặng và thân quặng, cũng như cần viết chính xác hơn các thuật ngữ chuyên môn.

Ông Bùi Tất Hợp – Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng cho rằng báo cáo cần đánh giá rõ thêm về lý do không đạt mục tiêu trữ lượng đề ra, khả năng nâng cấp tiếp các khối 333 hiện tại để làm cơ sở đầu tư khai thác. Ngoài ra, cần bổ sung số liệu khai thác, trữ lượng còn lại của giấy phép khai thác đã cấp.

Ông Đỗ Tuấn Diệp – Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin báo cáo tại cuộc họp

Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng mỏ than Đèo Nai – Cọc Sáu, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, ông Đỗ Tuấn Diệp – Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin, đơn vị tư vấn cho biết: Tổng trữ lượng cấp 122 nâng cấp từ các khối tài nguyên cấp 333 trong phạm vi các giấy phép khai thác đã được Hội đồng công nhận tại Quyết định số 850/QĐ-HĐTLKS ngày 26/4/2012 là 44.389 nghìn tấn. Kết quả báo cáo đã cung cấp tài liệu địa chất tin cậy phục vụ đầu tư khai thác mỏ theo quy hoạch. Về công tác nghiên cứu chất lượng than, địa chất thủy văn – địa chất công trình (ĐCTV-ĐCCT), cung cấp tài liệu quan trọng định hướng cho việc khai thác của khu mỏ.

Tuy nhiên, khu vực Bắc đứt gãy F.B có diện tích nhỏ nhưng trải dài từ tuyến XX đến tuyến XXXV, cấu trúc vỉa than phức tạp nhiều nếp uốn, biến thiên chiều dày lớn. Vì vậy, việc bố trí công trình thăm dò tại đây để đảm bảo mạng lưới thăm dò theo quy định là tương đối khó khăn. Trong tương lai, khu vực này vẫn cần đầu tư thăm dò phục vụ khai thác để đảm bảo công tác khai thác có hiệu quả hơn.

Quang cảnh cuộc họp

Ông Lê Văn Lượng – Phó Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đánh giá, trữ lượng cơ bản đạt mục tiêu đề án đặt ra. Một phần tài nguyên cấp 333 trong phạm vi các giấy phép khai thác đã bị khai thác, được tập thể tác giả thống kê trong báo cáo. Tài nguyên cấp 333 còn lại là 11.494 nghìn tấn, phân bố ở rìa các vỉa than và phần dưới sâu, chủ đầu tư (TKV) cần có kế hoạch thăm dò nâng cấp.

Hơn nữa, trong quá trình khai thác sau này, cần lưu ý các ý kiện nhận xét của các phản biện và của Ủy viên Hội đồng về mạng lưới thăm dò một số khối 122 và các đứt gãy dự kiến, cũng như công tác nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và các Ủy viên Hội đồng đã nhất trí thông qua trữ lượng 44.389 nghìn tấn. Thứ trưởng đề nghị TKV và đơn vị tư vấn lưu ý, do đặc thù không thể kéo dài nên cần bổ sung trữ lượng để thiết kế khai thác 11.494 nghìn tấn phần tài nguyên cấp 333. Đồng thời, phần dưới sâu hoặc rìa các khối trữ lượng cũng phải lưu ý, trong quá trình quản lý, tổ chức, thực hiện vào thời điểm thích hợp có biện pháp nâng cấp để gia tăng trữ lượng có thể huy động vào khai thác, cũng như tiết kiệm triệt để tài nguyên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
  • Bình Dương: Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững
    (TN&MT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm qua, Bình Dương là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng của tỉnh.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO