Đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 4 địa phương

Mai Đan | 30/09/2021, 20:31

(TN&MT) - Chiều 30/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, Hội đồng đã tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến về báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng trong phạm vi giấy phép khai thác số 2760/GP-BTNMT ngày 31/12/2008 khu trung tâm mỏ than Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; báo cáo kết quả thăm dò đá metacarbonat làm ốp lát khu vực Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; báo cáo kết quả thăm dò đá sét làm nguyên liệu xi măng tại thôn Đông Hòa, xã Đồng Tâm và thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; báo cáo kết quả thăm dò quặng sericit tại khu vực bản Suối Lềnh, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khu trung tâm mỏ than Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, ông Vũ Anh Tuấn – đại diện Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin – đơn vị tư vấn cho biết: Tính đến 30/9/2019, khối lượng thăm dò tổng hợp trong báo cáo là 67.850m/114 lỗ khoan. Kết quả thi công các công trình thăm dò tổng hợp trong báo cáo đã cơ bản đảm bảo độ tin cậy về tài liệu kỹ thuật, đáp ứng được mục tiêu, có cơ sở tin cậy để tổng hợp báo cáo địa chất làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển các Dự án đầu tư khai thác theo quy hoạch phát triển ngành than.

Tổng trữ lượng 122 nâng cấp từ các khối tài nguyên cấp 333 trong phạm vi giấy phép khai thác số 2760/GP-BTNMT ngày 31/12/2008 khu trung tâm mỏ than Mông Dương là 26.179 nghìn tấn, trong đó trữ lượng cấp 122 đối với các vỉa than đã cấp phép khai thác là 22.458 nghìn tấn; trữ lượng cấp 122 đối với các vỉa than chưa cấp phép khai thác là 3.721 nghìn tấn.

TS Lê Văn Lượng – Phó Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đánh giá, báo cáo trên đã tổng hợp được tài liệu thu thập trong quá trình thăm dò, đánh giá được chất lượng và tính được trữ lượng than trong phạm vi giấy phép khai thác đã cấp. Trữ lượng cơ bản đạt mục tiêu đề án đặt ra. Một phần tài nguyên cấp 333 đã bị khai thác, được đơn vị tư vấn thống kê trong báo cáo. Đối với tài nguyên cấp 333 còn lại là 7.078 nghìn tấn, phân bổ ở phần rìa các vỉa than và phần dưới sâu, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) – chủ đầu tư cần có kế hoạch thăm dò nâng cấp.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua báo cáo với trữ lượng than nêu trên.

Báo cáo kết quả thăm dò đá metacarbonat làm ốp lát khu vực Suối Giàng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ông Đỗ Thành Trung – đại diện Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Mỏ, đơn vị tư vấn cho biết: Tổng trữ lượng đá metacarbonat làm ốp lát, mỹ nghệ cấp 122 là 278.905 m3, trong đó, đá có cỡ khối >0,4m³ là 184.353 m3; đá có cỡ khối từ 0,1-0,4m³ là 94.552 m3; khoáng sản đi kèm đá làm vật liệu xây dựng thông thường là 350.306 m3; hệ số đất bốc là 1,34 m³ đất, đá phủ/1,0 m³ đá ốp lát, mỹ nghệ.

Ông Phạm Văn Hưng - Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia nhận định, báo cáo trên đã thu thập, tổng hợp đầy đủ tài liệu thăm dò, xác định được đặc điểm địa chất khu mỏ, cũng như quy mô, chất lượng của đá metacarbonat làm ốp lát và mỹ nghệ trong diện tích thăm dò. Trữ lượng vượt trên 200% so với mục tiêu đề án đặt ra.

Hội đồng đã thông qua báo cáo với con số trữ lượng được phê duyệt đã tính trong báo cáo. Đồng thời, Hội đồng yêu cầu chủ đầu tư (Công Ty Cổ Phần Khai Thác Đá Và Xây Dựng Đại Tượng Phật Tây Thiên) có văn bản giải trình liên quan đến loại đá có cỡ khối nhỏ hơn 0,1 m3 để làm vật liệu xây dựng thông thường.

Ông Vũ Anh Tuấn – đại diện Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin báo cáo tại cuộc họp

Về kết quả thăm dò đá sét làm nguyên liệu xi măng tại thôn Đông Hòa, xã Đồng Tâm và thôn Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, ông Hoàng Quang Nam – đại diện Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Tài Nguyên Môi Trường Và Đầu Tư Khai Khoáng, đơn vị tư vấn báo cáo: Tổng trữ lượng toàn mỏ ở trạng thái tự nhiên (cấp 121 +122) là 14.482 nghìn tấn, trong đó trữ lượng ở cấp 121 là 2.681 nghìn tấn, trữ lượng ở cấp 122 là 11.801 nghìn tấn. Trữ lượng tại Khu I là 8.688 nghìn tấn và trữ lượng tại Khu II là 5.794 nghìn tấn. Tài nguyên cấp 333 toàn mỏ là 218 nghìn tấn;

Theo kết quả kiểm tra, thẩm định của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, báo cáo đã tổng hợp đầy đủ các kết quả thăm dò, đánh giá được chất lượng và tính được trữ lượng đá sét làm nguyên liệu xi măng trong diện tích thăm dò. Hội đồng đã xem xét, phê duyệt báo cáo và trữ lượng đã tính để Công ty Cổ phần Xi măng Thành Thắng Group (chủ đầu tư) chuẩn bị các thủ tục đưa mỏ vào khai thác.

Báo cáo kết quả thăm dò quặng sericit tại khu vực bản Suối Lềnh, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, ông Hoàng Văn Đồng – đại diện Công ty CP Tư vấn Đầu tư và TMQT Việt Séc, đơn vị tư vấn cho biết, sản phẩm quặng sericit sau tuyển gồm hai loại tinh quặng đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu cho ngành sản xuất men, xương sứ gốm, sơn theo yêu cầu thị trường. Tổng trữ lượng quặng sericit tự nhiên cấp 121+122 khoảng 1.036 nghìn tấn, trong đó trữ lượng cấp 121 là hơn 249 nghìn tấn, trữ lượng cấp 122 là hơn 786 nghìn tấn; tài nguyên 333 là 496,70 nghìn tấn.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên và các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua trữ lượng trên. Tuy vậy, Thứ trưởng cho rằng chủ đầu tư (Công ty Cổ phần sericit Hà An Sơn La) và đơn vị tư vấn cần lưu ý nghiên cứu sử dụng sản phẩm là cát thạch anh để nâng cao giá trị kinh tế của mỏ, bảo đảm yêu cầu sử dụng triệt để tài nguyên, kết hợp bảo vệ môi trường.

Bài liên quan
  • Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia 2 mỏ tại Quảng Ninh và Yên Bái
    (TN&MT) - Sáng 3/12, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đã đánh giá trữ lượng than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và đá hoa trắng tại khu vực Phan Thanh 1, Phan Thanh 2, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
  • Bình Dương: Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững
    (TN&MT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm qua, Bình Dương là địa phương có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước. Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân dụng của tỉnh.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO