Xã hội

Đánh giá kỹ tác động, giải ‘bài toán’ tổng thể về chính sách học phí mầm non, giáo dục phổ thông

Theo Chinhphu.vn 17:17 13/05/2023

Trong 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, mức học phí được giữ nguyên đã tạo áp lực rất lớn đối với nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của ngành giáo dục. “Bài toán” cho chính sách học phí là vừa phải nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống giáo viên, vừa phù hợp với khả năng chi trả của người dân, không làm mất đi cơ hội học tập của học sinh.

Đánh giá kỹ tác động, giải 'bài toán' tổng thể về chính sách học phí mầm non, giáo dục phổ thông - Ảnh 1.

Chinh sách học phí luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội tới trường của các em học sinh thuộc diện khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… - Ảnh minh hoạ

Tại cuộc họp với Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành liên quan, chiều 10/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nêu rõ thực hiện chính sách học phí đối với bậc học mầm non, giáo dục phổ thông công lập phải được đánh giá kỹ tác động, giải "bài toán" tổng thể về các nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) với vai trò chủ đạo của Nhà nước.

Cần đồng bộ giữa chính sách thu và chính sách hỗ trợ

Phó Thủ tướng cho rằng tăng học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập là vấn đề có tác động xã hội rất lớn, vì vậy, phải được tính toán, triển khai một cách căn cơ, bài bản, tổng thể, trên tinh thần nhân văn, không làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Bộ GD&ĐT cần đánh giá kỹ tác động để có chính sách học phí bảo đảm phù hợp với khả năng đóng góp, chi trả của người dân; đồng thời, phải có các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng khó khăn, yếu thế để bảo đảm phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu về giáo dục của Đảng, Nhà nước.

Theo đó, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không giảm, nhưng không cào bằng, dàn trải. Với việc thúc đẩy tự chủ, xã hội hoá ở những địa bàn thuận lợi, ngân sách nhà nước tập trung cho học sinh thuộc diện chính sách, khó khăn, yếu thế. 

Đánh giá kỹ tác động, giải 'bài toán' tổng thể về chính sách học phí mầm non, giáo dục phổ thông - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành liên quan, chiều 10/5, về chính sách học phí, sách giáo khoa cho năm học mơi - Ảnh: VGP

Không được thay đổi mục tiêu phổ cập giáo dục

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu "không làm thay đổi mục tiêu thực hiện phổ cập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở" và nguyên tắc: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản cho 100% học sinh mầm non, giáo dục phổ thông. Đây là chủ trương hết sức nhân văn, thể hiện tính ưu việt của chế độ.

Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính toán nguồn ngân sách dành cho giáo dục từ các chương trình mục tiêu quốc gia (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…); ngân sách tiết kiệm được khi thực hiện tự chủ đối với những cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở địa bàn có điều kiện thuận lợi trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí. Từ đó, có phương án cụ thể về nguồn ngân sách nhà nước cấp bù phần học phí tăng thêm của mầm non, giáo dục phổ thông công lập cho các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế.

Từ thực tế, hầu hết học sinh thuộc diện khó khăn, yếu thế đang sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần dành nguồn lực để bảo đảm chế độ, chính sách, thu nhập cho đội ngũ giáo viên tại các khu vực này ngang bằng với mức trung bình cả nước, theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí như các trường mầm non, giáo dục công lập thực hiện tự chủ.

Ngoài ra, đối với học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP để có lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp. 

Nghiên cứu, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp (học bổng, miễn, giảm học phí, bố trí kinh phí dành cho giáo dục đại học, nghề nghiệp từ các chương trình mục tiêu quốc gia), tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên… để không làm giảm cơ hội vào đại học, nhất là đại học chất lượng cao đối với các đối tượng chính sách, học sinh nghèo học giỏi, người yếu thế và dễ bị tổn thương.

Các bộ, ngành, địa phương có cơ chế "đặt hàng" cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực;…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sinh kế bền vững từ vườn đồi
    (TN&MT) - Những năm qua, TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển kinh tế- xã hội và có nhiều các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về nhà ở, đất ở, vay vốn giúp người dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu ngay trên quê hương của mình.
  • Hậu Giang: Quản lý, khai thác hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Xác định đất đai là nguồn lực quan trọng, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • “Trái ngọt” trên vùng đá tai mèo
    Không  cam chịu cái đói, cái nghèo ông Sùng A Thào mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư trồng hàng nghìn cây ăn quả. Không ngại khó, ngại khổ thử nghiệm nhiều loại cây để phù hợp với thổ nhưỡng đồi núi đá, ông Thào trở thành người dân tộc Mông điển hình dám nghĩ dám làm, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình.
  • Chàng thanh niên trẻ làm giàu từ cây chuối
    Tôi tình cờ biết Chiến qua lời kể của một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ. Hay tin cậu thanh niên “mới tí tuổi đầu” đã làm chủ một Hợp tác xã chuối xuất khẩu thì tôi  xin địa chỉ, háo hức “lên đường” tìm hiểu về tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân địa phương nể phục này.
  • Mật ong rừng Năng Cát (Thanh Hóa): Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững
    Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế từ rừng, đặc biệt là núi rừng Chí Linh còn tương đối nguyên sinh, thảm thực động vật phong phú, chính quyền và người dân và doanh nghiêp xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã và đang tập trung xây dựng sản phẩm Mật ong tự nhiên của núi rừng nơi đây trở thành sản phẩm OCOP vào năm 2023. Góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân nơi đây.
  • Thái Nguyên: Người dân bàn giao 6 cá thể hổ
    (TN&MT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm TP. Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ  Động vật hoang dã Hà Nội, UBND phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) tiếp nhận 6 cá thể hổ do người dân nuôi nhốt.
  • Đà Nẵng: Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
    Ngày 9/6, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí năm 2023 với chuyên đề: “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho hơn 100 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc
    Sáng 9/6, Tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Tiền phong, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc” với sự tham dự của gần 300 đại biểu.
  • Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh: Tạo “cần câu” để hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống
    (TN&MT) - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là công tác giảm nghèo đối với người dân và đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, huyện Đầm Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết quả đạt được, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Lê Bình Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà.
  • Công đoàn Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học: Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đồng chí Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT đã tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Điện Biên: Kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh
    (TN&MT) - Sáng nay, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên (9/6/1963- 9/6/2023).
  • Kịp thời cứu nạn 6 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo
    Ngày 08/6, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tiến hành các thủ tục tiếp nhận 06 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được một tàu cá Bình Định đưa vào bờ an toàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO