Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg về Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi

Ngọc Trâm | 11/01/2022, 18:42

(TN&MT) - Sáng 11/1, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021 và phương hướng triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2022 - 2025.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài chính; Thông tấn xã Việt Nam; lãnh đạo các cơ quan Báo, Tạp chí thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg cùng lãnh đạo cơ quan công tác dân tộc các địa phương tham dự trực tuyến tại các điểm cầu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn đồng chủ trì Hội nghị

Tuyên truyền sâu rộng vùng đồng bào DTTS

Theo Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, chủ trương cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí không thu tiền cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2019 - 2021 đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; truyền tải sâu rộng bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc; bám sát nhiệm vụ chính trị của Ủy ban Dân tộc nói riêng, cơ quan làm công tác dân tộc nói chung.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, tổng số xuất bản của 19 báo, tạp chí đạt gần 34 triệu ấn phẩm, cung cấp cho 424.529 đối tượng được thụ hưởng. Công tác giao, nhận các ấn phẩm được triển khai đúng quy định; bưu điện tuyến tỉnh, huyện phân phối, kiểm đếm, đóng góp, bàn giao đúng trình tự. Đội ngũ bưu tá xã đã cấp phát ấn phẩm tới đối tượng thụ hưởng ở các xã, thôn bản.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Các Báo, Tạp chí thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg đã bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của Ủy ban Dân tộc; thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin đầy đủ, kịp thời về các sự kiện quan trọng, những vấn đề cấp bách.

Có trên 1.100 tin, bài tập trung tuyên truyền kết quả thành công Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; trên 10 nghìn tin, bài tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; tuyên truyền về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; tuyên truyền về Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020; 75 năm Ngày thành lập Cơ quan quản lý về công tác dân tộc; phòng, chống dịch Covid-19…

Ngoài ra, những nội dung khác liên quan đến công tác dân tộc và chính sách dân tộc như: Nâng cao nhận thức, kiến thức cho đồng bào về các chính sách, pháp luật về đất đai, khoáng sản…; gương người tốt, việc tốt; phong trào khởi nghiệp, làm giàu; phong trào xây dựng nông thôn mới; phổ biến áp dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tuyên truyền bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… cũng được thông tin, tuyển truyền sâu rộng trên các ấn phẩm Báo, Tạp chí.

Cùng với đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ngành, địa phương; sự quan tâm chỉ đạo của UBND các cấp đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức thực hiện chính sách.

Thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg giai đoạn 2019 - 2021 có 19 cơ quan Báo, Tạp chí tham gia và Công ty Phát hành báo chí Trung ương. Đối tượng thụ hưởng chủ yếu là UBND, HĐND ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn, thôn bản biên giới, xã đặc biệt khó khăn, chùa Khmer thuộc vùng DTTS và miền núi.

Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng tuyên truyền

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thống nhất đánh giá cao những kết quả thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg giai đoạn 2019 - 2021 cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Các đại biểu dự Hội nghị đã nêu một số tồn tại trong quá trình thực hiện và đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong giai đoạn 2022 - 2025.

Một số đại biểu cho rằng, cần nâng cao vai trò của Ban Dân tộc các địa phương; cần đổi mới hình thức cung cấp thông tin, tăng cường thông tin, tuyên truyền trên nền tảng số; điều chỉnh và mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách; nâng cao chất lượng, tăng cường thêm nội dung, chuyên đề tuyên truyền như: giải đáp pháp luật, bảo tồn, tôn vinh bản sắc văn hóa, truyền thống của các dân tộc; tuyên dương gương người tốt, việc tốt...

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho rằng: Các báo, tạp chí nên đổi mới thông tin. Tin, bài cần đi vào những vấn đề đời sống dân sinh, đổi mới cách tiếp cận để đồng bào DTTS thụ hưởng báo chí dễ tiếp thu. Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét đánh giá chất lượng, nâng cao công tác giám sát tôn chỉ mục đích tuyên truyền của các Báo, Tạp chí thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao những đóng góp của các cơ quan báo chí đã đồng hành cùng Ủy ban Dân tộc trong công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận, góp phần quan trọng đối với sự phát triển vùng DTTS và miền núi thời gian qua.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh trao đổi với các đại biểu bên lề Hội nghị

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung do tác động của đại dịch Covid-19, cần sử dụng hiệu quả nguồn lực, phát huy tối đa tác dụng của chính sách, lấy người dân làm chủ thể để từ đó đem lại lợi ích cho nhân dân, biến thay đổi nhận thức thành hành động để đồng bào tự vươn lên, làm chủ cuộc sống.

Theo đó, với đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều khó khăn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị các cơ quan báo chí cần nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hình thức để truyền tải thông tin đến với người dân; đẩy mạnh công tác bám sát địa bàn để tiếp nhận thông tin hai chiều và phản ánh thông tin một cách chân thực, kịp thời, đầy đủ.

Đặc biệt, thời gian tới, trên cơ sở triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia, cần sớm rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, tránh làm gián đoạn việc thực hiện chính sách. Cần điều chỉnh công tác xây dựng kế hoạch để tháo gỡ các khó khăn của giai đoạn 2019 - 2021. Công tác phối hợp, đánh giá, sơ kết hàng năm cần được triển khai hiệu quả hơn.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý báo chí, các Báo, Tạp chí tham gia Quyết định số 45/QĐ-TTg, cơ quan phát hành báo chí và cơ quan công tác dân tộc các cấp đã cùng Ủy ban Dân tộc thực hiện chính trị được giao. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bày tỏ mong muốn, thời gian tới, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn nhằm chính sách đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tiếp theo.

“Phải nâng cao chất lượng, thay đổi hình thức, đưa đến những vấn đề mà người dân cần nhưng phù hợp với chủ trường chính sách của Đảng và Nhà nước. Bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để phục vụ nhân dân, xem xét nhu cầu của bà con cần gì. Đây cũng là điều mong muốn có sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa hương để bám sát chủ trương này” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • Xác định rõ mục tiêu cụ thể trong công tác truyền thông ở vùng đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Sáng 10/12, Hội thảo khoa học “Thực trạng công tác tuyên truyền chính sách dân tộc trên các phương tiện truyền thông” do Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) tổ chức đã mở ra nhiều ý kiến đóng góp, phương thức tiếp cận mới của các cơ quan báo chí, viện nghiên cứu…; hứa hẹn những phương hướng thông tin tuyên truyền hiệu quả hơn, góp phần phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, nâng cao đời sống đồng bào để hướng tới mục tiêu phát triển chung của đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân vùng sạt lở để chủ động phòng tránh
    (TN&MT) - Trượt lở, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, hàng năm đều gây thiệt hại về người và tài sản cho tại các tỉnh miền núi. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng bản đồ phân vùng phục vụ phòng chống thiên tai một cách chủ động hơn.
  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội
    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
  • Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
    (TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
  • Vang mãi tiếng chiêng ba

    Vang mãi tiếng chiêng ba

    15:32 22/09/2023
    Có dịp lên Ba Tơ (Quảng Ngãi) vào ngày lễ, Tết hay mừng lúa mới, du khách sẽ được nghe tiếng chiêng ba vang vọng khắp núi rừng. Âm thanh băng qua khe suối, vọng lên núi đồi, khi trầm hùng, khi rạo rực, thổn thức… như đời người nơi làng quê đi qua những mùa bão tố rồi mùa xuân yên vui, như vòng đời của đồng bào dân tộc từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành…
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.
  • Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa
    Theo nghiên cứu của TS. Quách Công Năm (Trường Đai học Hồng Đức), người Mường ở Thanh Hoá là tộc người bản địa, có đời sống tôn giáo hết sức sinh động. Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên khá phổ biến cho thấy, người Mường rất quý đất, quý nước và quý rừng.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
  • Lãnh đạo Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc tiếp xúc với đồng bào DTTS 14 tỉnh phía Bắc
    Ngày 14/9, tại Yên Bái, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023.
  • Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo
    Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo. Khai thác tốt hơn lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và các tuyến đường nối với Lào, Campuchia.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO