Đảng mãi thanh xuân trong lòng dân tộc

Việt Hải | 02/02/2023, 09:57

(TN&MT) - Nếu đất nước đẹp hơn khi mùa xuân về thì mùa xuân Việt Nam càng trở nên đẹp và ý nghĩa hơn bởi mùa xuân gắn với sự kiện ngày 3/2/1930 - Ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, mở ra con đường mới, kỷ nguyên mới cho đất nước, cho dân tộc.

Chọn ngày thành lập Đảng vào mùa xuân là một lựa chọn, quyết định vô cùng ý nghĩa. Từ lựa chọn ý nghĩa ấy, mỗi mùa xuân đến, cụm từ “Mừng Đảng” luôn song hành với “Mừng Xuân”. Và vì gắn Đảng với mùa xuân đất nước nên dù ở tuổi nào thì Đảng vẫn mãi mãi thanh xuân, tràn đầy sức sống mới… Tuy nhiên, Đảng thanh xuân không chỉ vì thành lập vào mùa xuân, mà sức xuân của Đảng còn thể hiện ở tinh thần luôn vận động, đổi mới để đáp ứng yêu cầu lịch sử trong thời kỳ mới. Đó là sự đổi mới sống còn trong Đảng mà thực tế đã chứng minh.

Trước đây, có thời kỳ chúng ta từng nhận thức hết sức lạc quan rằng: Đảng ta đã lãnh đạo toàn quân, toàn dân đánh thắng hai đế quốc, thực dân đầu sỏ là Pháp và Mỹ, thì hòa bình, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công là tất yếu. Tuy nhiên, 10 năm đầu sau thống nhất đất nước, chúng ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Đất nước chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh; nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa mất dần. Bên cạnh sự bao vây, cấm vận của các nước lớn, chúng ta còn phải thực hiện 2 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới hai đầu đất nước. Việc kéo dài cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kìm hãm phát triển sản xuất, khủng hoảng kinh tế…

Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật để đi đến những thay đổi cực kỳ trọng đại và là tất yếu lịch sử không thể còn con đường nào khác. Tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.

Sự nghiệp đổi mới với mục tiêu ban đầu là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích phát triển kinh tế. Chủ trương đổi mới kinh tế trên cơ sở từng bước đổi mới về chính trị, từng bước nhận thức rõ hơn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới, cải cách và mở cửa, hội nhập quốc tế, Đảng ta đã có những bước đi thích hợp, khắc phục được sự nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Và quan trọng nhất là chúng ta đã đạt được những kết quả toàn diện trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại…

Sau 10 năm (năm 1996), chúng ta cơ bản đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Đảng ta lại tiếp tục đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đến 2006, tiếp tục phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đặc biệt, tại cột mốc năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việt Nam là 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2021. Công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022; GDP bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 95,6 triệu đồng/người; tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021;

93 mùa xuân qua, Đảng ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bão giông, giành nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...

Tháng 6/2022, Việt Nam được bầu là Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 (nhiệm kỳ 2022 - 2023) đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, đúng như trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Trải qua 93 mùa xuân, Đảng đã lãnh đạo đất nước ta vượt bao thách thức, khó khăn, hướng tới tương lai. Tuy nhiên, chặng đường cách mạng cũng nếm trải quá nhiều thách thức cam go: Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ngày càng hiện hữu; nguy cơ tụt hậu, nạn tham nhũng, sự quan liêu, chệch hướng cả về tư tưởng lẫn thực tiễn diễn ra thậm chí ở một số vị trí cao trong Nhà nước… khiến lòng tin với Đảng, với chế độ của một bộ phận nhân dân bị xói mòn, đặt ra yêu cầu đổi mới, chỉnh đốn Đảng ngày càng là yếu tố sống còn, bức thiết hơn.

Nhưng thực tế cũng chứng minh, 93 mùa xuân có Đảng, dù khi cách mạng còn trong trứng nước, khi gặp gian nan thử thách, hay khi đã thành công, Đảng luôn nghĩ rộng, nghĩ xa về những bước đi, những chặng đường sắp tới. Cùng với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Đảng luôn chăm lo giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, cường tráng để gánh trên vai sứ mệnh vẻ vang của dân tộc.
Về kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển xanh bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, giải pháp tái cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới cách thức làm ăn… đã và đang được Đảng, Chính phủ ta nỗ lực trong cả nghị quyết và triển khai; Về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) là một sự kiện chính trị được dư luận toàn xã hội quan tâm sâu sắc, quá trình kiểm điểm tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên theo tinh thần tự phê bình và phê bình đã mang lại kết quả quan trọng, góp phần làm cho uy tín, vị thế của Đảng được nâng lên.

Tại Đại hội XI, XII và XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đều dành riêng một Nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết Đại hội XIII đã nhấn mạnh trong một câu, có thể xem như một Tuyên ngôn của Đảng trong giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện”, nhắc nhở mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên nhớ tự soi, tự sửa mình, “thật thà tự phê bình” để hoàn thiện bản thân, để giữ tròn danh dự, danh dự mới là điều quý nhất, thiêng liêng nhất.

Không dừng lại ở các chỉ thị, nghị quyết, Đảng đã quyết liệt tập trung “luật hóa” đường lối, chủ trương cụ thể, thiết thực, trong đó chú trọng các giải pháp thực hiện - giải pháp khả thi. Quá trình luật hóa, cái sai, cái xấu đã được xử lý ngay, không có sự nương nhẹ, chiếu cố hay ngoại lệ. Có thể thấy trong công cuộc chỉnh đốn Đảng vừa qua, Đảng ta đã phải đối diện với những “vết thương” lớn, nhưng, rõ ràng, sự đổi mới, chỉnh đốn quyết liệt này đã tạo ra dư địa niềm tin rộng lớn vững chắc hơn từ nhân dân, để Đảng ta thực sự trong sạch, để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chặng đường trước mắt còn nhiều thách thức vô cùng lớn, nhưng với truyền thống, bản chất cách mạng tốt đẹp của Đảng được xây đắp, thử thách trong 93 năm chèo lái con thuyền cách mạng, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới mạnh mẽ, chỉnh đốn quyết liệt, giờ đây, Đảng vẫn luôn tràn đầy sức mạnh, lòng dân vẫn tràn đầy tin yêu, hướng về Đảng, sẵn sàng sẻ chia với Đảng, sẵn sàng theo lời Đảng gọi. Sự kết đoàn và niềm tin đó càng bộc lộ mãnh liệt ở những thời điểm đất nước có sự kiện trọng đại, hay khi đất nước nguy nan, thiên tai dịch bệnh hoành hành thì lòng dân lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một khối đại đoàn kết vững bền quanh Đảng.

Mỗi mùa xuân đến, chứng kiến đất nước ngày càng thay đổi, đi lên, chúng ta càng thêm hy vọng, tin tưởng vào những quyết sách mới sẽ mang lại mùa xuân tươi sáng vĩnh cửu cho dân tộc. Và chúng ta tin, dù bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng vẫn mãi mãi thanh xuân, mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc đi lên…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO