Dân dựng gác chắn lối vào bãi rác quá tải: Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chỉ đạo “khẩn”

Lan Anh | 04/03/2020, 22:43

(TN&MT) - Trước hành động dựng gác chắn cản xe vận chuyển rác vào bãi rác Đại Hiệp của người dân, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện Đại Lộc khẩn trương đề xuất vị trí phù hợp để xây dựng khu xử lý rác thải thay thế.

Ngày 4/3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh ông Lê Trí Thanh vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Đại Lộc về việc xử lý các vấn đề đang tồn tại ở bãi rác Đại Hiệp – nơi người dân dựng lều, chắn barie chặn xe vào đổ rác.

Theo đó, ông Thanh yêu cầu các cơ quan chức năng huyện Đại Lộc vận động người dân không cản trở xe rác làm nhiệm vụ, đồng thời đồng ý để khu xử lý rác thải Đại Hiệp tiếp tục phục vụ việc tập kết sau khi xây dựng các công trình bảo vệ an toàn, hộc rác mở rộng.

Người dân thôn Phú Qúy dựng lều, gác chắn chặn xe vào bãi rác Đại Hiệp

Ngoài ra, Chủ tịch tỉnh còn yêu cầu UBND huyện Đại Lộc nhanh chóng đầu tư xây dựng cấp nước sạch cho người dân thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp và thôn Hòa An, thị trấn Ái Nghĩa.

Bên cạnh đó, UBND huyện Đại Lộc phải khẩn trương đề xuất vị trí phù hợp để xây dựng khu xử lý rác thải mới nhằm thay thế bãi rác Đại Hiệp.

Như Báo TN&MT phản ánh, từ ngày 18/2, người dân thôn Phú Quý (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) thay phiên nhau túc trực 24/24 gác chắn đường dẫn vào bãi rác Đại Hiệp để phản đối tình trạng quá tải, ô nhiễm.

Các phương tiện không thể ra vào bãi xử lý rác thải lớn nhất tỉnh khiến tình trạng thu gom, xử lý rác thải tại Quảng Nam thêm khó khăn.

Bãi rác Đại Hiệp đã quá tải từ nhiều năm nay

Theo người dân địa phương, hành động này xuất phát từ việc bãi rác liên tục bị lùi thời gian đóng cửa dù đã quá tải và gây ô nhiễm suốt một thời gian dài. Năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo đóng cửa hoàn toàn bãi rác này. Tuy nhiên, thời hạn đóng cửa bãi xử lý rác Đại Hiệp tiếp tục bị lùi sang cuối năm 2018 rồi 2019 và kéo dài mãi cho đến hiện nay.

Do không được phun thuốc khử độc, tiêu trùng thường xuyên nên bãi rác gây ô nhiễm không khí nặng nề, toàn bộ nước thải từ bãi rác được cho chảy ra cánh đồng lúa An Phong rộng gần 10ha gây mất mùa; nguồn nước ô nhiễm nên người dân bị thiếu nước sạch trầm trọng…

Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu tìm vị trí khác thay thế bãi rác Đại Hiệp

“Mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác, lan tỏa khiến hàng trăm hộ dân như gia đình tôi phải chịu đựng bầu không khí ô nhiễm. Chưa kể, sự tồn tại của bãi rác suốt hàng chục năm cũng khiến nguồn nước ngầm trong thôn không đảm bảo vệ sinh. Khi tới thời điểm phải đóng cửa, bãi rác này được gia hạn thời gian hoạt động và tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục làm khổ dân. Vì quá sức chịu đựng nên chúng tôi mới dựng rào chắn với quyết tâm không cho xe của đơn vị vận chuyển đưa rác vào bãi xử lý”- ông Trần Đình Thống, người dân thôn Phú Qúy bức xúc.

 

Bài liên quan
  • Bãi rác Đại Hiệp (Quảng Nam) quá tải gây ô nhiễm, dân chặn xe đêm ngày
    (TN&MT) - Gần 1 tuần nay, người dân thôn Phú Quý (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) thay phiên nhau túc trực 24/24 gác chắn đường dẫn vào bãi rác Đại Hiệp để phản đối tình trạng quá tải, ô nhiễm. Các phương tiện không thể ra vào bãi xử lý rác thải lớn nhất tỉnh khiến tình trạng thu gom, xử lý rác thải tại Quảng Nam thêm khó khăn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Chông chênh mùa màng Tây Bắc
    (TN&MT) - Tháng 5, trời Tây Bắc bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài trời có lúc trên 40 độ C. Sông hồ cạn nước, khí hậu oi bức… So với những năm trước đây khí hậu Tây Bắc bây giờ khắc nghiệt hơn nhiều. Nắng lắm, mưa nhiều… nhiệt độ các mùa đều tăng lên rõ rệt.
  • Ấm no từ những cánh rừng
    (TN&MT) - Dưới những tán rừng rộng lớn và xanh thẳm, bà con nông dân ở Thừa Thiên – Huế ngước nhìn với ánh mắt hạnh phúc. Họ đã thoát nghèo. Với họ, vùng đất khó giờ không còn khó nhờ tinh thần vươn lên trong lao động, sản xuất. Màu xanh bạt ngàn của những núi đồi đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển tốt khẳng định khát vọng làm giàu của người dân.
  • Phú Thọ hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
    (TN&MT) - Tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch với mục tiêu nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO