Đầm Hà- Quảng Ninh: Chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

Phạm Hoạch | 26/05/2022, 12:31

(TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh từng bước triển khai hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Để thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả, Hội LHPN huyện Đầm Hà đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Nhiều năm qua, Hội LHPN huyện Đầm Hà luôn xác định công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nông thôn nói riêng bắt đầu từ nếp ăn ở, sinh hoạt và sản xuất tại mỗi gia đình. Vì vậy, các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân thực hiện hiệu quả các tiêu chí cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh", gắn với thực hiện phong trào “Ngày chủ nhật xanh” và các mô hình bảo vệ môi trường nông thôn.

anh-dh-01.jpg
Phong trào "Chủ nhật xanh" được hội phụ nữ các xã của huyện Đầm Hà duy trì đều đặn, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn

Cùng với đó, để nâng cao ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư, Hội LHPN huyện Đầm Hà đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 108 mô hình bảo vệ môi trường, thu hút hơn 3.000 thành viên tham gia, như: Tổ phụ nữ thu gom rác thải; dùng làn đi chợ; biến rác thành tiền; phân loại rác thải tại gia đình; đoạn đường do phụ nữ quản lý; không thải chất thải ra môi trường.

Từ năm 2021 đến nay, Hội đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện triển khai mô hình ủ phân vi sinh tại 100 hộ gia đình tại 4 xã: Tân Bình, Quảng Tân, Đầm Hà, Dực Yên, bước đầu cho hiệu quả cao đối với công tác bảo vệ môi trường, cũng như sản xuất nông nghiệp.

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân vùng đồng bào DTTS trong vận động xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, từ năm 2017, các cấp hội phụ nữ huyện Đầm Hà đã triển khai thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch” tại 16 thôn mẫu trong toàn huyện và tại bản Quảng Mới, xã Quảng An, với việc hướng dẫn trực tiếp, cụ thể gia đình hội viên về nếp ăn ở hợp vệ sinh, nội dung cụ thể của “3 sạch” đối với mỗi hộ gia đình. Đến nay, các cấp hội đã nhân rộng ra nhiều thôn, bản tại xã vùng cao còn nhiều khó khăn gồm 2 xã Quảng An và Quảng Lâm.

anh-dh-03.jpg
Mô hình ủ phân vi sinh tại các hộ gia đình đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện Đầm Hà

Điển hình như Hội Phụ nữ xã Quảng Lâm, trong năm 2021 đã phối hợp tổ chức đoàn thể, hội của xã huy động gần 1.300 lượt hội viên và người dân tham gia dọn vệ sinh môi trường tại cơ quan công sở, đường làng, ngõ xóm, trồng mới 500m đường hoa ngũ sắc tại bản Bình Hồ và Thanh Y. Đồng thời, vận động bà con hiến 350m2 đất, xây dựng tuyến đường vào sân vận động xã và tuyến đường liên thôn dài trên 700m, giúp cho việc đi lại của bà con được thuận lợi.

Bên cạnh đó, Hội phụ nữ các xã, thị trấn đã cụ thể hóa phong trào “Ngày chủ nhật xanh” gắn với xây dựng cảnh quan môi trường, trồng mới, chỉnh trang các tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh trên các tuyến đường trục thôn, liên thôn. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, hội phụ nữ các xã, thị trấn tổ chức trên 4.000 buổi tổng vệ sinh, thu hút trên 30.000 lượt người tham gia, chỉnh trang được gần 100km đường, thu gom trên 234m3 rác, trồng trên 3.000 cây xanh và trên 50.000 cây hoa các loại, lắp đặt mới 291 thùng rác công cộng.

anh-dh-02.jpg
Bà con người dân tộc thiểu số xã vùng cao Quảng Lâm bỏ vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đúng nơi quy định 

Cùng với đó, công tác thu gom, xử lý rác thải được 45 tổ thu gom của các xã, với 77 thành viên là hội viên phụ nữ tại các chi hội thu gom bằng xe đẩy tay chuyên dụng và được Công ty TNHH Dịch vụ xây dựng Bảo Linh vận chuyển, xử lý. Đến nay, 66/66 thôn, bản đã có hương ước về bảo vệ môi trường. Toàn huyện có 538 bể thu gom bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được xây tại các cánh đồng. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện Đầm Hà có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,8%; có nhà tắm hợp vệ sinh đạt 99,8%; có bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 98,2%.

Trao đổi với PV Báo TN&MT, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đầm Hà, Hoàng Mỹ Linh cho biết, đạt được kết quả trên là do các cấp Hội luôn coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường tới các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức. Đồng thời, luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thị trấn để xây dựng, triển khai hiệu quả phương án bảo vệ tài nguyên, môi trường phù hợp với thực tế địa phương. Qua đó, góp phần xây dựng diện mạo NTM huyện Đầm Hà luôn “xanh, sạch, đẹp”.

Bài liên quan
  • Quản lý, bảo vệ môi trường tại Sơn La: Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát
    (TN&MT) - Từ năm 2021 tới nay, tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; đổi mới phương thức giám sát xử lý chất thải qua hệ thống camera truyền trực tiếp về các thiết bị di động thông minh của cơ quan quản lý. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm, hành động bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng dân cư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO