Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Năm, 29/5/2025 10:39 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Đạm Cà Mau nâng cao năng lực quản lý kênh phân phối bằng ứng dụng DMS

Thứ Năm 06/02/2020 , 14:15 (GMT+7)

(TN&MT) - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) vừa chính thức giới thiệu Hệ thống quản lý và hỗ trợ kênh phân phối DMS tại sự kiện Tri ân khách hàng, đối tác đồng hành trong 2019 và công bố Chính sách bán hàng 2020.

Qua 9 năm xây dựng và phát triển đến nay, PVCFC ngoài thành công ở vai trò doanh nghiệp cung ứng các dòng sản phẩm phân bón tối ưu cho cây trồng, còn được biết đến là một doanh nghiệp có hệ thống quản trị tiên tiến bậc nhất Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, với sức trẻ năng động, nhạy bén ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu tiện ích và lợi ích khách hàng.

 

Để sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng với giá tốt nhất, PVCFC đã sớm đề cao vai trò của hệ thống các nhà phân phối. Đây chính là kênh luân chuyển nhanh chóng trao Đạm Cà Mau vào tay nhà nông, mang về doanh thu cho doanh nghiệp. Hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệu quả sẽ là cánh tay đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Năm 2016, giữa Đạm Cà Mau và Tổng Công ty Viễn thông Viettel đã ký hợp tác chiến lược về cung cấp và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của PVCFC. Và nghi thức chuyển giao hệ thống quản lý và hỗ trợ kênh phân phối (Distribution Management System) là dự án bước đầu cụ thể hóa hợp tác chiến lược này nhằm giúp Đạm Cà Mau đạt được giải pháp công nghệ thông tin ưu tú phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của PVCFC.

Khởi đầu từ đầu 2017, dự án DMS cho thấy tầm nhìn nhạy bén của ban lãnh đạo Công ty trước xu hướng phát triển vũ bão và vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vận dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hơn nữa lợi thế, phát huy nội lực, tăng khả năng cạnh tranh trước những chuyển biến không ngừng của đối thủ và thị trường, PVCFC xem đó là yếu tố then chốt để phát triển vững mạnh phù hợp theo thời đại mới.

 

Bà Nguyễn Thị Hiền – Phó Tổng Giám đốc PVCFC kiêm Trưởng Ban Dự án cho biết: “Phần mềm DMS cho phép PVCFC quản lý dữ liệu một cách khoa học, vận hành bởi giao diện hiện đại, thao tác đơn giản. Qua đây, việc định hướng, phát triển các kênh phân phối của PVCFC sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Quá trình chạy thử ứng dụng được đông đảo đối tác, nhà phân phối ủng hộ, nhiệt tình trải nghiệm nên khi đưa vào sử dụng đã rất hoàn thiện, đồng nhất, sát sao mục tiêu đề ra”.

Song song đó, PVCFC còn đẩy mạnh hoạt động marketing trên nền tảng digital. Tiếp thị  kỹ thuật số đã trở thành xu thế thời đại, giúp doanh nghiệp chuyển tải thông điệp và thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng nhất.

Đạm Cà Mau hiện chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ phân bón Đồng Bắng Sông Cửu Long, được ưa chuộng ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, không ngừng mở rộng ra Bắc Bộ và các nước khu vực. Ngoài năng lực kinh doanh, không thể phủ phận vai trò của truyền thông quảng bá và digital đã góp công đáng kể.

Chính sách bán hàng 2020 cũng đã được công bố, thiết lập các cột mốc mục tiêu mới. Phát huy truyền thống tôn trọng, hài hòa lợi ích, sát cánh hỗ trợ, đồng tâm hiệp lực, Ban lãnh đạo và đại diện các đại lý đã siết tay nhau, cùng hướng đến xác lập đỉnh cao và giá trị mới.

Xem thêm
Tính toán 'thị trường đường xa' cho cà phê Việt

Trong khi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, ngành cà phê Việt Nam đang có những toan tính về thị trường sau khi thuế đối ứng được Hoa Kỳ áp dụng.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất