Đảm bảo vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hương

Văn Dinh | 04/11/2022, 16:16

Trong các đợt mưa lũ vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đưa ra các lệnh vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Hương, qua đó liên tục cắt giảm đỉnh lũ cho vùng hạ du.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, năm 2022, do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng Lanina nên thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt trận lũ trái mùa xuất hiện đầu năm gây nhiều thiệt hại.

Trong khoảng thời gian 7 ngày từ ngày 9-16/10, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra liên tiếp 3 đợt mưa to liên tục, đặc biệt là trận mưa lịch sử từ ngày 14-16/10, tại các trạm của Đài khí tượng thủy văn tỉnh lượng mưa đo được trung bình từ 575- 1.093 mm. Trong ngày 15/10, mực nước các sông đều trên báo động 3, tiệm cận đỉnh lũ năm 2020, ngập lụt diện rộng.

z3803394527799_413faa5931e78bc8de9a2ba37ca522d8.jpg

Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở Thừa Thiên – Huế được vận hành tốt, góp phần cắt giảm lũ

Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Hương được chỉ đạo thông qua các lệnh vận hành hồ chứa để liên tục cắt giảm đỉnh lũ cho vùng hạ du trong 3 đợt mưa lũ liên tục vừa qua. Trong suốt thời gian lũ, các hồ đã vận hành với lưu lượng xả luôn nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nên đã cắt, giảm đỉnh lũ cho vùng hạ du và chuẩn bị ứng phó với các đợt diễn biến phức tạp của thời tiết sắp tới. Đỉnh điểm từ 2- 8 giờ ngày 15/10, lượng nước về hồ Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền rất lớn, từ 6.000- 8.100 m3/s, nhưng chỉ điều tiết xả về hạ du ở mức thấp hơn rất nhiều.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phân tích, hồ Tả Trạch xuất hiện đỉnh lũ 7.205 m3/s, lưu lượng điều tiết của hồ này về hạ du được giữ ổn định từ 640- 767 m3/s cắt khoảng 89% đỉnh lũ, tổng lượng nước về hồ này khoảng 266 triệu m3, tổng lượng nước giữ lại hồ khoảng 201 triệu m3, tổng lượng vận hành điều tiết về hạ du 65 triệu m3 (cắt 76% tổng lượng nước).

Theo tính toán, nếu không có hồ chứa ở thượng nguồn với tổng lưu lượng cùng thời điểm khoảng 12.730 m3/s, tổng lượng nước khoảng 484 triệu m3 của 2 nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch (thượng nguồn sông Hương) đổ về hạ du, mực nước trên sông Hương tại Kim Long có thể vượt mức 5,51 m, vận hành liên hồ Tả Trạch và Bình Điền đã giảm mực nước sông Hương khoảng hơn 1,51 m.

310973255_547013967192003_2309324035522106262_n.jpg

Hiện các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện ở Huế vẫn đang vận hành đảm bảo an toàn

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, đợt lũ vừa qua có diễn biến mưa bất thường, cực đoan trong thời gian ngắn. Lượng mưa phân bố lệch pha giữa vùng đồng bằng và vùng núi khiến cho việc vận hành các hồ chứa ở thượng nguồn nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng mực nước ở các sông ở hạ du gặp rất nhiều khó khăn, khó dự báo mực nước sông. Các trận lũ lớn liên tục không đủ thời gian để hạ mực nước hồ về mực đón lũ và khả năng thoát lũ chậm vùng đồng bằng do ảnh hưởng của triều cường, sức tải của đầm phá giảm.

“Bài học kinh nghiệm cho việc vận hành hồ đập mưa lũ đợt này là đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ các kịch bản vận hành khác nhau để tránh bị động. Thường xuyên trao đổi thông tin chuyên môn với các cơ quan khí tượng thủy văn để lường trước các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, phân tích số liệu các trận lũ đã xảy ra nhằm có những kinh nghiệm xử lý các tình huống thiên tai khác nhau...”, ông Phan Thanh Hùng nói.

Nhằm đảm bảo an toàn các công trình hồ đập trong mùa mưa lũ bão, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các chủ đập, hồ thủy lợi, chủ đầu tư các dự án, tổ chức vận hành các cửa van, thiết bị xả lũ của các hồ chứa nước; bảo trì, bão dưỡng các thiết bị cơ khí. Bố trí vật tư, thiết bị dự phòng đảm bảo kịp thời sửa chữa thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành. Kết nối hệ thống thông tin, cảnh báo người dân ở vùng hạ du khi xảy ra lũ các hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi mưa lớn xảy ra.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho ràng, việc vận hành hồ đập phải chủ động, đảm bảo an toàn. Cần tuyên truyền, nhắc nhở người dân trong và sau mưa lũ, đặc biệt lưu tâm đến công tác di dân, đề phòng sạt lở...

Mưa lũ lớn giữa tháng 10 ở Thừa Thiên – Huế khiến hơn 19.000 ngôi nhà bị ngập với độ sâu trung bình từ 0,3 - 0,8 m; 2 người tử vong, 4 người bị thương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
(TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn
    (TN&MT) - Để hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khuyến nghị ban hành các quy định để khuyến khích phát triển hoạt động khoáng sản ở công đoạn hạ nguồn, đặc biệt là hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm định hình thượng nguồn theo hướng bền vững.
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản
    (TN&MT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO