Đảm bảo an toàn cho du khách và khu vực khai thác khoáng sản trước bão số 2

Thanh Tùng | 10/08/2022, 11:47

(TN&MT) - Sáng 10/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo ứng phó bão số 2. Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp.

Bão còn cách Quảng Ninh 480km, gió giật cấp 11

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 130km tính từ tâm bão.

img_4432.jpg
Quang cảnh cuộc họp.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 7 giờ ngày 11/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 70km về phía Nam, cách Hải Phòng khoảng 110km về phía Đông, cách Thái Bình khoảng 150km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm, khu nuôi trồng thủy sản đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.  

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ chiều tối và đêm nay (10/8) gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định đề phòng sóng lớn kết hợp với triều cường gây ngập úng tại vùng trũng, thấp trong ngày 11/8.

1(1).gif
Hướng di chuyển của bão số 2. Ảnh: TTDB KTTV QG

Trên đất liền từ đêm 10/8, ngày 11/8, khu vực ven biển Quảng Ninh-Ninh Bình nhiều khả năng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Từ chiều tối nay (10/8) đến khoảng ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.

Xem xét thời gian cấm biển phù hợp

Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 10/8, đã hướng dẫn 52.249 tàu/228.960 người chủ động di chuyển phòng tránh bão. Các tàu đã nắm được thông tin về diễn biến bão và đã di chuyển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Về cứu hộ tàu thuyền, ngư dân trên biển, ngày 9/8 các lực lượng cứu nạn đã tiếp cận, lai dắt 3 tàu bị nạn về nơi an toàn: HT 20408 TS/05LĐ, QB 98215 TS/05LĐ, QB 98196 TS/02LĐ (tàu QB 98196 TS hiện đang trên đường lai dắt về Quy Nhơn, Bình Định). Đồng thời, cứu được 9 ngư dân của 2 tàu bị chìm: QB 93206 TS/08LĐ và QB 98084 TS/01LĐ.

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho biết, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có 98.303ha và 18.089 lồng, bè nuôi trồng thủy sản; Số lượng lều/chòi canh nuôi nhuyễn thể: 3.756 lều/chòi; Số người trên các lồng, bè, chòi canh: 4.000 người.

Hiện, khu vực Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ chứa thủy lợi; trung bình đạt từ 64% - 97% dung tích thiết kế, một số tỉnh hồ chứa có mức cao như: Điện Biên 92%, Tuyên Quang 94%, Sơn La 77%, Bắc Giang 81%. Khu vực cũng có 329 hồ xung yếu và 141 hồ đang thi công. Các địa phương đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du.

img_4393.jpg
Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm phát biểu tại cuộc họp

Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có 34 trọng điểm, vị trí xung yếu; 5 công trình đê, cống, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang. Hiện đã có giải pháp bảo đảm an toàn.

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đanh giá cao Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả, kịp thời công tác hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Về các công việc tiếp theo, ông Nguyễn Văn Tiến đề nghị các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc các nội dung tại Công điện số 24 ngày 9/8/2022 của Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai Lê Văn Thành tại văn bản số 5051 ngày 9/8/2022.

Bên cạnh đó, tiếp tục kêu gọi các tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn, kể cả tàu thuyền nhỏ đánh bắt ven bờ; có biện pháp đảm bảo an toàn cho khu vực nuôi trồng thủy sản; các địa phương xem xét thời gian cấm biển phù hợp; chủ động tiêu nước đệm đảm bảo an toàn cho cây trồng.

Đồng thời, chú ý đảm bảo an toàn cho du khách tại các điểm du lịch và người lao động tại các khu vực khai thác khoáng sản. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Mưa lớn kết hợp triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng
Chiều tối 1/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại Lào Cai
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới từ ngày 27 - 28/9/2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa đến mưa to. Mưa lũ đã gây thiệt hại nhà cửa, hoa màu và sạt lở làm ách tác một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Quảng Trị: Thiên tai làm 1 người chết, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng
    Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ những ngày qua đã làm 1 người chết, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều đoạn đường giao thông bị hư hỏng.
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO