Đảm bảo an ninh, an toàn trước đêm khai mạc Festival Huế 2022

Văn Dinh | 23/06/2022, 23:02

Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham dự. Lực lượng chức năng đã và đang đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối các hoạt động trong khuôn khổ festival...

Theo đó, Công an TP. Huế đã xây dựng kế hoạch mở đợt cao điểm ra quân tấn công, trấn áp tội phạm nhằm phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế, môi trường, hạn chế nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm.

Thành lập các tổ công tác phối hợp các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra lưu trú, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn, phòng chống cháy nổ, tạo điều kiện tốt nhất và an toàn cho du khách khi đến Huế tham quan, tham dự lễ hội. Công an các phường, xã tăng cường công tác tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể và nhân dân cùng tham gia.

287784927_1557121964684447_71877327115127935_n.jpg

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự dịp Festival Huế 2022

Công an Thừa Thiên – Huế tăng cường lực lượng kiểm tra giám sát việc thi công khán đài, sân khấu đảm bảo tuyệt đối an toàn; hướng dẫn cho khán giả có vé, đại biểu có vé mời phù hợp vào khán đài. Triển khai các phương án tuần tra, mật phục, kịp thời phát hiện và bắt giữ các đối tượng lợi dụng đông người để gây rối an ninh, móc túi, cướp giật, trộm cắp. Bố trí 3 xe chữa cháy, 1 xe cứu hộ tập kết tại các địa điểm quy định, sẵn sàng tham gia xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra...

Đại tá Đặng Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh, Tuần lễ Festival Huế 2022 là lễ hội văn hóa đặc trưng có quy mô quốc gia mang tầm quốc tế - sự kiện thu hút hàng trăm nghìn lượt người đến với Huế, trong đó có các khách mời Trung ương, đoàn khách mời ngoại giao của một số nước nên công tác giữ gìn an ninh trật tự càng phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Festival Huế 2022 tại Quảng trường Ngọ Môn. Đến thời điểm này, sân khấu chính đêm khai màn đã gần hoàn thiện, các vị trí tổ chức sự kiện hưởng ứng Festival trong và cạnh khu vực quảng trường cơ bản hoàn thành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị các đơn vị cần tập trung rà soát một cách tổng thể, phối hợp chặt chẽ, khẩn trương thực hiện tốt các khâu còn lại. Đồng thời, cần đảm bảo an toàn, chu đáo, có sự vận hành, kết nối hệ thống trong các khâu tổ chức, để tạo nên một không gian đặc sắc, ấn tượng và hấp dẫn trong đêm khai màn Festival.

289685088_1201700733962754_8737526762113679117_n.jpg

Sân khâu đêm khai màn đang được hoàn thành

Tuần lễ Festival Huế 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển” diễn ra từ ngày 25 - 30/6 có 8 chương trình chính, gồm chương trình Nghệ thuật Khai màn; chương trình biểu diễn hàng đêm của các Đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế; lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”; lễ hội Bia; chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”; chương trình quảng diễn “Tuồng Huế, Ngàn xưa âm vọng”; chương trình “Hoàng cung giao hòa” tại Đại Nội và đêm gala giã bạn ngày 30/6 tại cồn Dã Viên. Bên cạnh đó, còn có 30 hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa, và rất nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng.

Xây dựng bản đồ số Fetival trên Hue-S

Nhằm giúp người dân và du khách thuận tiện hơn trong quá trình tham quan và trải nghiệm các chương trình, lễ hội tại Tuần lễ Festival Huế 2022, Trung tâm Đô thị thông minh Thừa Thiên – Huế (IOC) đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai tính năng bản đồ số Festival trên ứng dụng Hue-S.

Với bản đồ số, người dân và du khách sẽ dễ dàng định vị và theo dõi các địa điểm sẽ diễn ra các chương trình, hoạt động tại Tuần lễ Festival Huế 2022 thông qua các logo Festival hiển thị trên bản đồ. Đồng thời, người dân và du khách có thể xem chi tiết về các chương trình lễ hội chính, các hoạt động hưởng ứng, các đoàn biểu diễn nghệ thuật.

Mỗi chương trình được đưa vào bản đồ số sẽ có toàn bộ thông tin cụ thể như thời gian, địa điểm, giá vé, nội dung mô tả sự kiện, hình ảnh, video,... giúp người dân và du khách dễ dàng tiếp cận các chương trình, hoạt động, triển lãm muốn tham gia trải nghiệm, thưởng thức.

Thông qua ứng dụng, bản đồ được tự động điều hướng trên điện thoại, người dùng có thể xem hướng dẫn chỉ đường và dễ dàng đến địa điểm diễn ra chương trình.

Bài liên quan
  • Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 - 30/6
    Festival Huế 2022 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival văn hóa - nghệ thuật, có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 30/6 sắp đến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Đưa hệ thống họp trực tuyến toàn tỉnh đi vào hoạt động
    Vừa qua, UBND tỉnh Yên Bái đã khai trương Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện, đây là hệ thống giao ban điện tử với 210 điểm cầu, được kết nối từ tỉnh đến 173/173 xã, phường.
  • Bộ GD&ĐT công bố sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2023
    (TN&MT) - Theo Thông tư số 06/ 2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sửa đổi, bổ sung một số quy định trong phòng thi và làm đề thi nhằm tránh gian lận thi cử và tránh lọt đề trong kỳ thi tốt nghiệp 2023.
  • Quảng Nam: Tăng cường theo dõi, phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển
    Ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn 1798/UBND-KTN về tăng cường theo dõi, phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.
  • Chuyển đổi số ở Yên Bái người đứng đầu phải chủ động đi trước
    (TN&MT) - “Người đứng đầu phải chủ động đi trước, có vai trò dẫn dắt, biết lựa chọn vấn đề ưu tiên và đưa ra các đề bài cần giải quyết…” đó là một trong những chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Đỗ Đức Duy tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về công tác chuyển đổ số năm 2023 và đánh giá kết quả phối hợp giữa tỉnh Yên Bái với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn VNPT ngày 29/3.
  • Lạng Sơn: Giảm nghèo từ kinh tế đồi rừng
    (TN&MT) -Tỉnh Lạng Sơn đã và đang phát huy hiệu quả lợi thế kinh tế đồi rừng, coi trồng rừng là nghề mang lại thu nhập ổn định, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa nghèo bền vững.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế biển góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm từng bước nâng cao hiểu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp lực lượng lao động thuộc các ngành kinh tế biển có cơ hội nâng cao đời sống.
  • Du lịch cộng đồng nơi miền Tây xứ Nghệ
    Rong ruổi khắp các huyện miền Tây xứ Nghệ, điều mà tôi ghi nhận được trong suốt cuộc hành trình là đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và đặc sắc. Và chính điều này đã làm nên bản sắc rất riêng trong phát triển du lịch cộng đồng khi khách du lịch được ăn, ngủ, sinh hoạt chung bầu không khí thắm đượm nền văn hóa bản địa...
  • Bộ Công Thương phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023
    (TN&MT) - Ngày 29/3, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới năm 2023.
  • Cao Ba Lanh – Phên dậu Tổ quốc tôi
    Đài quan sát Cao Ba Lanh – tên thường gọi của người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh mỗi khi nhắc tới địa danh này. Không chỉ thế, nơi đây còn tồn tại nhiều huyền bí và cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
  • Nam Định: Còn bất cập trong triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành các Kế hoạch hướng dẫn và xây dựng các Dự án/ Tiểu dự án thuộc Chương trình nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo hạn chế tái nghèo, tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn tồn tại nhiều bất cập.
  • Việt Nam chung tay hành động chấm dứt bệnh lao
    Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Chương trình chống lao Quốc gia đã tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao. Chống lao năm 2023 với chủ đề "Việt Nam chiến thắng bệnh lao".
  • Sunrise Park Villa - hành trình mới của Sun Group tại Bãi Sao, Phú Quốc
    (TN&MT) - Chương mới trên hành trình làm đẹp đảo Ngọc Phú Quốc sẽ được Sun Group viết tiếp tại Bãi Sao với Sunrise Park Villa nơi một Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm được phát triển theo mô hình RD&E+ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Tại đây loại hình BĐS trong công viên, BĐS là tiện ích của công viên mang tên Park house cũng lần đầu được giới thiệu.
  • Tuổi trẻ Sơn La tiên phong bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Hướng tới mục tiêu đưa Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững, những năm qua, tuổi trẻ Sơn La đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt, xung kích với nhiều hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT: Khơi dậy nhiệt huyết chuyển đổi số, phát triển xanh - Xung kích chuyển đổi xanh gắn với chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) là trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam định hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi năng lượng giảm phát thải, thanh niên càng cần phát huy vai trò tiên phong, tích cực tham gia đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững.
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT: 
Khơi dậy nhiệt huyết chuyển đổi số, phát triển xanh - Chuyện năng lượng - tưởng xa mà gần
    (TN&MT) - Đây là chủ đề một khóa tập huấn dành cho các bạn trẻ tuổi từ 16 - 35, do Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) phối hợp cùng Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) khởi xướng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO