Đắk Nông: “Sổ đỏ” phao cứu sinh cho người dân nghèo phát triển kinh tế

Phạm Hoài | 21/10/2022, 20:35

(TN&MT) - Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, gần 213.000 người là đồng bào DTTS, chiếm 31% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, nhằm giúp người dân có vốn để sản xuất phát triển kinh tế. Tỉnh Đắk Nông đã từng bước khắc phục những hạn chế, khó khăn để hoàn thiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(sổ đỏ) cho các hộ dân có đủ điều kiện.

“Sổ đỏ” mang đến hy vọng

Cũng như nhiều gia đình khác, gia đình bà Mai Thị Nhâm sống tại xã Đắk Ha, huyện Đắk G’Long chuyển từ vùng quê Thanh Hoá vào từ những năm 90. Thèo bà Nhâm thời điểm đó, điều kiện kinh tế khó khăn cộng với đời sống ở quê thiếu thốn nên gia đình khăn gói vào Nam phát triển kinh tế.

Theo chân những người quen vào mua được một miếng đất hơn 1ha để trồng cà phê và chăn nuôi thêm để có đồng ra đồng vào. Tuy nhiên, do số tiền tích góp từ quê vào mua đất đã hết nên không có vốn để phát triển thêm. “Thời điểm đó, gia đình 4 miệng ăn nhưng có mình tôi đi làm nên khó khăn lắm. Trong khi đó, đất nhà mua lại chưa thể cấp sổ đỏ được nên không đi vay ngân hàng được”. Bà Nhâm bồi hồi nhớ lại.

anh-1-ok.jpg
Bà Mai Thị Nhâm vùi mừng cầm trên tay cuốn sổ đỏ được cấp các đây hơn 4 năm

Trao đổi với phóng viên(PV), bà Nhâm cho biết, qua nhiều năm chờ đợi và đi lại để làm các thủ tục thì đến năm 2017 diện tích đất của gia đình canh tác cũng đã đủ các điều kiện để nhà nước đo đạc nhằm cấp mới sổ đỏ. Sau hơn 2 tháng gia đình bà cũng đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ để có toàn quyền sử dụng mảnh đất. “Gia đình rất vui mừng và phấn khởi vì lần đầu tiên cầm trên tay quyền sổ đỏ hằng mơ ước. Sau khi có sổ vì cần vốn làm ăn nên tôi và các con đã mạnh dạn đến ngân hàng làm các thủ tục để vay một khoản tiền nhỏ tạo vốn làm ăn thay đổi cuộc sống.

Nhờ vào nguồn vốn vay được, qua hơn 4 năm gia đình bà Nhâm từ hộ nghèo đã thoát nghèo và đến nay đã có những thay đổi rất lớn về kinh tế. Hiện tại, gia đình đã xây được một ngồi nhà cấp bốn khang trang và mua thêm hơn 5 sào đất để trồng cà phê. “Nguồn vốn từ việc vay ngân hàng như phao cứu sinh gia đình tôi lúc khó khăn, tôi thật hạnh phúc vì được chính quyền hỗ trợ cấp sổ đỏ”. Bà Nhâm tâm sự.

Theo lãnh đạo UBND xã Đắk Ha, gia đình bà Nhâm cũng như nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn sau khi được cấp sổ đỏ đã có điều kiện để vay vốn phát triển kinh tế. Hiện tại, việc rà soát và tiến hành các thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân cũng đang được địa phương triển khai liên tục nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế cũng như đảm bảo tốt hơn công tác quản lý về đất đai.

Tương tự, Bà Nông Thị Hằng, trú tại thôn Đắk S’Nao, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong người dân tộc Tày di cư từ Cao Bằng vào từ năm 2012 được nhà nước hỗ trợ 1 hecta đất sản xuất nông nghiệp cùng 400m2 đất ở. Qua hơn 10 năm canh tác gia đình bà đã tích luỹ mua thêm 1 hecta và đang có thu nhập ổn định hơn 150 triệu đồng/năm. “Gia đình tôi, được nhà nước quan tâm và hỗ trợ cấp Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất sau khi được bố trí đất ở và đất sản xuất. Năm 2018, sau khi tôi mua thêm một hecta cũng đã được nhà nước cấp sổ đỏ tạo điều kiện gia đình tôi canh tác”. Bà Hằng vui mừng tâm sự.

anh-2-ok.jpg
Người dân phấn khởi lao động trên mảnh đất mình canh tác vì đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Từng bước “gỡ khó” ổn định cho người dân

Theo ông Trần Nam Thuần – Chủ tịch UBND huyện Đắk G’long, địa bàn huyện Đắk Glong là một trong những địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho người dân. Từ đó, dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng vướng nhiều thủ tục dẫn đến nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Nguyên nhân, tình trạng di cư tự do kéo dài đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu, tiếp tục gây áp lực lên tài nguyên rừng.

Phần lớn các hộ dân chưa được đưa vào vùng dự án đang xâm chiếm rừng, đất rừng đã được UBND tỉnh giao cho các công ty, doanh nghiệp và các đơn vị khác quản lý, bảo vệ. Vì vậy, việc sắp xếp, ổn định các hộ dân di cư tự do là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như “gỡ khó” cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, với quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính quyền từ cấp xã với thông thông điệp không để ai phải ở lại phía sau. Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh địa phương cũng đang rà soát và tiếp tục triển khai thực hiện cấp đất cho người dân đủ điều kiện. Tiếp đến thực hiện các thủ tục để người dân sớm có sổ đỏ để tiếp tục phát triển kinh tế.

anh-3ok.jpg
Khu dân cư Đắk Plao thuộc huyện Đắk Glong đã thay da đổi thịt nhờ những chính sách cấp đất kịp thời của địa phương cho người dân

Theo ông Bùi Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai thực hiện đầu tư 12 dự án bố trí, sắp xếp dân cư với tổng số vốn được phê duyệt của các dự án là 1.436,969 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 1.194,459 tỷ đồng và nguồn vốn khác là 242,510 tỷ đồng.

Qua triển khai thực hiện, từ năm 2016 đến tháng 7/2021, tổng số hộ đã được bố trí ổn định là 4.448 hộ, trong đó, số hộ được bố trí ổn định tại các dự án tập trung là 4.185 hộ, số hộ được bố trí vào các dự án xen ghép là 263 hộ. Cùng với đó, thời gian tới tỉnh đang gấp rút rà soát lại các nguồn đất và xem xét phù hợp, đúng quy hoạch sẽ nỗ lực đo đạc cấp mới để người dân sớm ổn định cuộc sống. Nhất là ở những vùng dân tộc thiều số điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Để đảm bảo ổn định đời sống cho người dân di cư, phát triển kinh tế, giúp địa phương thực hiện tốt công tác quản lý đất đai gắn với quản lý dân cư; Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Tỉnh ủy Đắk Nông Kết luận tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/7/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với quản lý dân cư giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tỉnh Đắk Nông đã đề ra giải pháp cụ thể, bên cạnh đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh thực hiện các dự án dân di cư tự do, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực đất đai, quản lý dân di cư tự do cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thì tỉnh Đắk Nông cũng phải chủ động bố trí nguồn lực thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông sẽ tập trung thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư dứt điểm các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt và đã bố trí kinh phí; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân di cư tự do được bố trí, sắp xếp nơi ở và được nhập khẩu tại địa phương, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất và được hưởng các phúc lợi xã hội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Công ty Urenco - Công an TP. Hà Nội cùng hướng về Ngày Môi trường thế giới
    (TN&aMT) - Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường Thế giới năm 2023 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”, Công an TP. Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) tổ chức Hội nghị truyền thông và triển khai chuỗi hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Ra mắt lễ hội WonderFest – điểm nhấn mới cho du lịch Việt Nam
    (TN&MT) - Ngày 31/05, VinWonders công bố ra mắt lễ hội WonderFest - chuỗi sự kiện du lịch giải trí đẳng cấp và đại nhạc hội quốc tế được tổ chức thường niên đầu tiên tại Việt Nam. Với sự kết hợp của âm nhạc đỉnh cao và hệ sinh thái du lịch hàng đầu, WonderFest sẽ mang tới không khí hội hè bất tận và cảm xúc thăng hoa không giới hạn cho tất cả du khách, tạo điểm nhấn mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch Việt Nam.
  • Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia
    (TN&MT) - Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức vào ngày 31/5, tại Hà Nội. TS. Quách Đức Tín - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT) chủ trì Hội thảo.
  • Đông Giang (Quảng Nam): Thực hiện hiệu quả chính sách vay vốn, góp phần giảm nghèo bền vững
    Bằng những cách làm hiệu quả, thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững.
  • Xây dựng Công đoàn Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ vững mạnh, tiêu biểu
    (TN&MT) - Ngày 31/5, tại Hà Nội, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028. Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
  • Công đoàn Sở TN&MT Quảng Bình: Nhiều hoạt động thiết thực, sôi nổi trong nhiệm kỳ 2017-2023
    (TN&MT) - Sở TN&MT vừa tổ chức Đại hội Công đoàn Cơ sở lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
  • Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại cùng doanh nghiệp, sẵn sàng tháo gỡ khó khăn
    Để nắm bắt kịp thời và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh năm 2023. Giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh.
  • SCG phối hợp với Limloop chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
    Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 2023, SCG đã hợp tác cùng doanh nghiệp xã hội Limloop mang đến một chương trình ý nghĩa cho học sinh tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chiến dịch với tên gọi “Em và Ước mơ xanh”, bao gồm chuỗi hoạt động với mục tiêu truyền cảm hứng và tạo động lực cho các em học sinh theo đuổi và biến ước mơ thành sự thật.
  • Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức thành công Đại hội Công đoàn trường nhiệm kỳ 2023 – 2028
    (TN&MT) - Ngày 30/5, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT HN) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Công đoàn trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự Đại hội có Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành, đồng chí Phạm Đình Tuân – Uỷ viên BCH Bộ TN&MT.
  • Phòng chống tác hại thuốc lá: Việc làm khẩn thiết
    (TN&MT) - Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2023) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5/2023), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá.
  • Công đoàn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: Đổi mới thiết thực, hiệu quả
    (TN&MT) - Sáng 30/5, tại Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT; ông Trịnh Hải Sơn, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tham dự Đại hội.
  • Trồng "cây đội đất" thoát nghèo
    (TN&MT) - Điện thoại cho Sốp mấy lần không bắt máy, quá trưa anh mới oang oang gọi lại cho tôi, giọng cà lắc cà lơ đùa vui: “Chắc măng tre nó mọc dữ quá nên sóng điện thoại nó chập chờn, chập chờn hoài, mình gọi lại mấy lần không có được”.
  • Nâng cao kỹ năng nhận diện sách giả, sách in lậu
    Sáng ngày 30/5, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” nhằm giúp khách tham quan, người tiêu dùng trang bị những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện đúng sách và đồ chơi an toàn cho trẻ em.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO