Phát triển bền vững

Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao

Phạm Hoài 15:37 26/05/2023

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đưa nước sạch về với buôn làng

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh Đắk Nông có 242 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được xây dựng với số tiền ước tính lên hàng trăm tỷ đồng để cung cấp nước sạch cho hơn 25.350 hộ dân. Tuy nhiên, trong số này chỉ còn 56 công trình đang hoạt động hiệu quả, chiếm 23%; còn lại 186 công trình đã ngưng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, chiếm 77%.

Đến tháng 3/2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã bàn giao 101 công trình cho cho Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đắk Nông quản lý. Trong số này, có 58 công trình hoạt động tốt, còn 43 công trình đã xuống cấp, hư hỏng, không vận hành suốt thời gian dài. Tính từ đó đến nay, các công trình hư hỏng đã dần được phía Công ty khắc phục và đưa vào hoạt động giúp người dân cũng như các hộ đồng bào thiểu số có nguồn nước sạch hợp vệ sinh sử dụng.

anh-1.jpg
Công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn

Điển hình, như công trình tại xã Quảng Trực (Tuy Đức) hiện cấp nước cho 270 hộ dân thuộc người dân tộc thiểu số. Theo bà H’Dăm (bon Bu Prăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức) trước đây khi được Nhà nước đầu tư công trình nước sạch người dân rất vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, được một thời gian hệ thống bị lỗi và người dân không sử dụng được. Từ lúc, có đơn vị mới vào tiếp nhận và sửa chữa lại nguồn nước sạch đã có lại. “Từ lúc nước sạch về với buôn làng, bà con vui mừng, nhất là trẻ em có điều kiện tiếp cận nước sạch sẽ giúp đảm bảo sức khoẻ. Người dân chúng tôi rất vui và phấn khởi, cảm ơn chính quyền địa phương”, bà H’Dăm xúc động nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thừa Anh, Giám đốc Công ty Khai thác các công trình thuỷ lợi tỉnh Đắk Nông cho biết: Đắk Nông là tỉnh đi đầu trong cả nước khi giao công trình cấp nước tập trung nông thôn cho doanh nghiệp quản lý. Khi nhận bàn giao công trình, Công ty cũng có không ít áp lực. Tuy nhiên, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, phần lớn các công trình ngưng hoạt động trước đây đã được sửa chữa, phục hồi và quản lý, vận hành bài bản, cung ứng nước sạch đến người dân.

“Hiện, Công ty đã hoàn thiện việc xây dựng khung giá nước sinh hoạt khu vực nông thôn và gửi các Sở, ngành liên quan thẩm định. Sau khi thẩm định xong khung giá, Công ty sẽ trình UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt. Khi có khung giá nước sinh hoạt, Công ty sẽ quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung nông thôn hiệu quả hơn, bảo đảm việc hoạch toán kinh tế gắn với an sinh xã hội”, ông Anh cho hay.

Kêu gọi chung tay vì cộng đồng

Theo báo cáo mới đây của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông cho thấy, hiện nay, việc đưa nước hợp vệ sinh, nước sạch đến cho người dân khu vực nông thôn vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Cụ thể các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, tư nhân. Ngoài ra, những hủ tục, tập quán trong vùng đồng bào cũng ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận với nước sạch do thiếu vốn xây dựng công trình.

a2.-nguoi-dan.jpg
Người dân phấn khởi khi có nước sạch về với buôn làng

Tuy nhiên, với quyết tâm của tỉnh Đắk Nông trong công tác chỉ đạo nên các khó khăn cũng dần được các đơn vị tập trung khắc phục. Theo ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, vấn đề đưa nước sạch về với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện qua từng năm. Tuy nhiên, với tình hình thực tế thì việc triển khai đồng bộ một lúc là điều rất khó vì liên quan đến kinh phí. Do đó, tỉnh Đắk Nông đang kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đóng chân trên địa bàn cùng chung tay với tỉnh xây dựng các công trình để từng bước giúp người dân tiếp cận được nước sạch đảm bảo vệ sinh.

Để góp phần nâng tỉ lệ cung cấp nước sạch, cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân khu vực nông thôn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các địa phương, đại diện lãnh đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết: Trung tâm hiện đang tiếp tục phấn đấu đưa tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh giai đoạn 2021-2025 đạt 95% và tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là 55%.

Trong Đề án cấp nước sinh hoạt nông thôn, tỉnh Đắk Nông phấn đấu đưa tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh giai đoạn 2026-2030 đạt 100% và tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn là 60%. Để làm được việc này, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh kiến nghị tỉnh Đắk Nông xin ý kiến Bộ ngành Trung ương để sớm ban hành bộ định mức, đơn giá trong công tác quản lý, bảo trì bảo dưỡng cho công trình cấp nước tập trung nông thôn.

Bài liên quan
  • Đắk Nông tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 2020
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại Thành phố Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2020, Ngày hội đổi quà, Ký bản cam kết thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO