Đắk Nông: Nỗ lực bố trí tái định cư cho người dân trong vùng dự án

Phạm Hoài (lược ghi) | 08/03/2023, 20:41

(TN&MT) - Đó là quyết tâm của tỉnh ĐắK Nông nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân trong diện tái định cư liên quan đến giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho Nhà máy Alumin Nhân Cơ hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng bauxite.

Trao đổi với phóng viên Báo TN&MT, ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết: Sau hơn 15 năm thực hiện dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ, đến nay có 135/560 lô tái định cư (TĐC) được cấp cho người dân. Hiện tại, UBND tỉnh Đắk Nông đang ráo riết chỉ đạo UBND huyện Đắk R’Lấp cùng các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát, phối hợp với Công ty Nhôm Đắk Nông nhanh chóng bố trí đất cho người dân và các hộ đồng bào tại chỗ có đất bị thu hồi để làm dự án.

z4176255544257_fafd46d7e7120206ae9445b92aced50b.jpg
ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông

Theo ông Lê Trọng Yên, để kịp thời giải quyết những tồn tại, đồng thời bảo đảm quá trình hoạt động liên tục của Nhà máy Alumin Nhân Cơ, HĐND tỉnh Đắk Nông vừa thông qua 6 Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư 06 TĐC cư trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, gồm: Dự án khu TĐC cư thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng; Dự án khu TĐC số 2 thôn Quảng Bình, xã Nghĩa Thắng; Dự án khu TĐC thôn 13, xã Đắk Wer; Dự án khu TĐC bon Bu N’Doh, xã Đắk Wer; Dự án khu TĐC thôn 7, xã Kiến Thành; Dự án khu TĐC thôn 11, xã Nhân Cơ.

z4176255522260_ccb9d503d488c1ec2b27f852adf5df8d.jpg
Một góc Nhà máy Alumin Nhân Cơ

Có thể nói, việc triển khai xây dựng 6 khu TĐC được Đắk Nông xác định là rất “cấp thiết” để kịp thời bố trí tái định cư cho người dân và đồng bào tại chỗ có đất vùng dự án bảo đảm quá trình hoạt động liên tục của Nhà máy Alumin Nhân Cơ; đồng thời, bảo đảm tuân thủ Luật Đất đai, hạn chế tình trạng người dân khiếu kiện.

Hiện nay, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao UBND huyện Đắk R’lấp khẩn trương xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng 6 khu TĐC theo quy định.

z4176255534821_b6eb8311292a678d11591fccfe4972ef.jpg
Khu tái định cư tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp đang được hoàn thiện

Ông Lê Trọng Yên nhấn mạnh quan điểm, việc xây dựng kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể, hoàn thành trong năm 2023. UBND tỉnh đề nghị huyện Đắk R’lấp cần xem xét điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu TĐC đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, phải bảo đảm phù hợp phong tục tập quán gắn với tạo điều kiện đất sản xuất và nhu cầu của người dân. Tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (chủ đầu tư) chủ động kinh phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng các TĐC cư theo quy định.

Bài liên quan
  • Tuy Đức (Đắk Nông): Nhiều đổi thay nhờ chính sách đất đai
    Trong những năm qua, Tuy Đức, một huyện có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh Đắk Nông,được sự quan tâm của chính quyền địa phương nên đời sống của người dân dần được nâng lên. Trong đó, việc cấp đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân là một trong những chính sách kịp thời và đúng hướng giúp người dân an tâm định canh, định cư phát triển kinh tế để thoát nghèo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO