Đắk Nông: Đẩy mạnh công tác giám sát thu thuế khai thác cát

Phạm Hoài | 26/02/2022, 14:51

(TN&MT) - Trong những năm qua, công tác thu thuế đối với các doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn đươc chú trọng và kiểm soát. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp đều có số liệu thực hiện nghĩa vụ tài chính chưa đạt công suất khai thác cát theo giấy phép được cấp. Do đó, nếu thời gian tới không có biện pháp giải quyết sớm, nguy cơ thất thu thuế và mất an ninh trật tự vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.

Khó kiểm soát nếu để doanh nghiệp “tự khai”

Theo lãnh đạo Sở TN&MT Đắk Nông, sông Krông Nô là khu vực có trữ lượng cát xây dựng lớn và là nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ hoạt động xây dựng phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua. Hiện, UBND tỉnh Đắk Nông đã cấp 7 giấy phép khai thác cát cho 7 doanh nghiệp với sản lượng khai thác từ 14.000 - 40.000 m3/năm.

Qua kiểm tra mới đây nhất, Sở TN&MT Đắk Nông xác định, các doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị đều có số liệu thực hiện nghĩa vụ tài chính chưa đạt công suất khai thác cát theo giấy phép được cấp. Có thời điểm, một vài doanh nghiệp có công suất khai thác hàng năm chỉ đạt dưới 20% so với giấy phép.

Sở TN&MT cũng nhận thấy, số lượng phương tiện vận chuyển cát ra, vào tại các bến cát có lưu lượng khá lớn. Các tàu khai thác cát của doanh nghiệp có công suất cao. Điều đó cho thấy, sản lượng cát kê khai nộp thuế chưa phản ánh đúng khối lượng khai thác thực tế của các đơn vị trong thời gian qua.

Việc kiểm tra, giám sát sản lượng khoáng sản khai thác nhằm chống thất thu thuế đã được quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Theo Khoản 2, Điều 42 của Nghị định 158, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác và lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan. Quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, chống thất thu ngân sách Nhà nước

Mặc dù quy định đã có từ lâu, nhưng thời gian qua, việc thực hiện để giám sát các đơn vị khai thác cát trên địa bàn tỉnh còn mang tính hình thức. Việc quản lý, giám sát trạm cân chủ yếu do đơn vị tự thực hiện để tự kê khai sản lượng khai thác. Các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức giám sát, cơ quan giám sát nên không phát huy hiệu quả.

2ok(1).jpg
Nhiều tàu khai thác trái phép bị lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông tạm giữ

Ông Ngô Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Nông phân tích: "Việc giám sát chặt chẽ sản lượng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Lâu nay, chúng ta để các doanh nghiệp tự giám sát bằng hệ thống cân, camera của họ. Tự giám sát thì rất khó để các doanh nghiệp trung thực".

Đại tá Nguyễn Tường Vũ, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông thẳng thắn chia sẻ: Nếu không có camera giám sát sản lượng tiêu thụ thì chắc chắn sẽ thất thu thuế. Theo nắm bắt của lực lượng Công an, có tình trạng doanh nghiệp lắp đặt camera, trạm cân một nơi, nhưng xe chở cát lại đi đường khác. Nếu lực lượng chức năng làm nghiêm, thậm chí có doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự.

Lắp đặt hệ thống camera giám sát

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Đắk Nông Võ Văn Minh, hiện Sở TN&MT đã yêu cầu đơn vị tư vấn lập các phương án cụ thể về quy mô, hiệu quả của hệ thống nhận truyền, theo dõi dữ liệu và đề xuất UBND tỉnh ngay trong quý I/2022.

3.jpeg
Nhiều diện tích đất nông nghiệp giáp bờ sông Krông Nô, tỉnh Đắk Nông bị sạt do khai thác cát 

Liên quan đến việc giám sát sản lượng cát, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô Trần Đăng Ánh đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để huyện Krông Nô tự khảo sát, triển khai lắp đặt camera. “Huyện có lực lượng công an, lực lượng thuế để theo dõi, bảo vệ. Hệ thống này không chỉ giúp cho các cơ quan quản lý tốt mà còn giám sát vấn đề an ninh trật tự tại địa phương”, ông Ánh chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho rằng: Đề xuất của UBND huyện Krông Nô là có căn cứ, UBND tỉnh đồng ý cho huyện lắp đặt hệ thống camera giám sát. Hệ thống này trước hết là để phục vụ vấn đề bảo đảm an ninh nông thôn. Cùng với đó, đây sẽ là kênh riêng để đối chứng với hệ thống theo dõi của doanh nghiệp, phục vụ cho các đơn vị chống thất thu thuế.

Quy định của pháp luật đã có và những giải pháp để kiểm tra, giám sát đã được đưa ra. Hy vọng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt để triển khai các giải pháp của các cơ quan quản lý Nhà nước, công tác giám sát quản lý về sản lượng cát khai thác sẽ hiệu quả hơn, góp phần chống thất thu thuế, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Thành phố Sơn La trong hành trình phát triển xanh, bền vững
    (TN&MT) - Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Sơn La đã bứt phá vươn lên, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường hướng tới đô thị thông minh, sáng xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nhân dân các dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO