Đắk Lắk: Chú trọng đầu tư bảo tồn và phát triển cây thủy tùng

03/12/2014, 00:00

(TN&MT) - Nhiều năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng quy hoạch, bảo tồn và phát triển loài cây có nguy cơ tuyệt chủng này.

   
(TN&MT) – Thủy tùng là loài cây quý hiếm, có tên trong sách đỏ Việt Nam và chỉ còn lại với số lượng rất ít ở Đắk Lắk. Nhiều năm nay, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chủ trương, chính sách chú trọng quy hoạch, bảo tồn và phát triển loài cây có nguy cơ tuyệt chủng này.
   
   
Có nguy cơ “ngạt thở
   
  Thủy tùng (hay còn gọi là Thông nước) có tên khoa học là Glyptostrobus pensilic, là loài cây xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm và được xem là hóa thạch sống của ngành hạt trần. Loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế do gỗ có mùi thơm, không bị cong vênh, mối mọt, có hoa vân, màu sắc rất đẹp được ưa dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, làm các vật dụng trong gia đình. Vì những lẽ đó, suốt một thời gian dài, loài cây này đã bị tàn phá rồi bị săn lùng đến cạn kiệt.
   
  Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, thuỷ tùng trên thế giới chỉ còn ở tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam, với 250 cây. Trong đó, thủy tùng tập trung nhiều nhất ở 2 quần thể tự nhiên Ea Ral (huyện Ea H’Leo) và Trấp K’sơr (huyện Krông Năng).
   
  Quần thể tự nhiên Trấp K’sơr có diện tích trên 60ha nhưng chỉ có 21 cây thủy tùng. Các cây ở đây có tuổi đời từ 40 – 600 năm, cây bé nhất có đường kính khoảng 30cm, lớn nhất phải 3 – 4 người ôm. Vào năm 2012, Trạm quản lý bảo vệ rừng Trấp K’Sơr (thuộc Ban quản lý Khu bảo tốn loài – sinh cảnh Thông nước Đắk Lắk) đã được thành lập với biên chế 6 thành viên, nhiệm vụ chính là bảo vệ 21 cây thủy tùng còn lại. Các cây thủy tùng tại đây hiện đã được đánh số thứ tự, bảng tên, khoanh vùng, cấm người dân vào rừng khai thác. Ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh - Thông nước Đắk Lắk thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân ở gần khu bảo tồn thực hiện công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy, phòng chống phá rừng. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo tồn còn thiếu thốn, công tác bảo vệ loài cây quý này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.
   
  Vào năm 2012, tỉnh Đắk Lắk đã có chủ trương xây dựng một con đập có chiều dài 300m tại khu sình lầy để giữ nước cho cây thủy tùng sinh trưởng, phát triển và nước tưới phục vụ sản xuất của bà con. Do thiết kế xây dựng đập có vấn đề trong khâu xả nước nên nước trong hồ luôn ở mức cao, sình lầy nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây và gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ.
   
   
   Anh Trịnh Duy Hải - cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Trấp K’Sơr, chia sẻ: “Vào mùa mưa, mực nước tại khu sình lầy cao hơn 1m, anh em trong trạm phải lội nước sình hơn 2 tiếng ban đêm mới đi được hết các cây. Nhiều hôm mưa to, nước lớn thì không thể vào sâu bên trong được. Lội sình lạnh lẽo, nhiều đĩa nhưng chúng tôi không sợ, chỉ sợ thủy tùng bị ảnh hưởng thôi”.
   
  Ông Trần Xuân Phước (Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh - Thông nước Đắk Lắk), cho biết: “Cây Thông nước là loài cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao khoảng 30cm và mọc từ gốc ra xa đến 6 – 7m. Hiện tại, cả 2 quần thể tự nhiên Ea Ral và Trấp K’sơr đang được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhưng gần đây, thủy tùng ở quần thể Trấp K’Sơr bị ngập nước sâu nên nhiều cây này đang có hiện tượng vàng lá, rụng lá”.
   
Chú trọng bảo tồn, phát triển
   
  Ngoài bảo vệ nghiêm ngặt 2 quần thể tự nhiên Ea Ral và Trấp K’Sơr, Ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh - Thông nước Đắk Lắk hiện còn thuê các hộ dân chăm nuôi 3 cây thủy tùng nằm rải rác trong vườn của người dân. Kết quả ban đầu cho thấy, cả 3 cây này đều sinh trưởng và phát triển khá tốt. Ông Vũ Hồng Việt (một người dân được giao bảo vệ 2 cây thủy tùng), cho biết: “Cả 2 cây thủy tùng tôi chăm nuôi đang phát triển rất tốt trong môi trường nước vừa đủ, có tầng thảm mục dày và tích tụ. Hiện tại, 2 cây mẹ này đã sinh sản rất nhiều cây con bằng hình thức tái sinh chồi trên rễ thở, chất lượng các cây con khá tốt, có bộ rễ khỏe”.
   
   
  Theo ông Trần Xuân Phước, để bảo tồn loài thực vật quý hiếm này, Ban quản lý phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên tìm nhiều phương pháp nhân giống. Trong đó, phương pháp bước đầu cho hiệu quả cao là “ghép” nhánh của thủy tùng vào gốc cây bụt mọc (cùng họ với thủy tùng). “Năm 2012, chúng tôi đưa gần 300 cây thủy tùng ghép trồng thử nghiệm tại 2 quần thể Ea Ral và Trấp K’Sơr. Tuy nhiên, kết quả đến nay không được như mong đợi, các cây này phát triển rất chậm, nhiều cây héo dần và đã chết” - ông Phước cho hay.
   
  Được biết, tỉnh Đắk Lắk đã có kế hoạch đầu tư 75,8 tỷ đồng từ nay đến năm 2020 để quy hoạch bảo tồn, phát triển bền vừng khu bảo tồn loài và sinh cảnh cây thủy tùng tại quần thể Ea Ral, Trấp K’Sơr và Cư Né (huyện Krông Búk). Theo đó, quy mô quy hoạch khu bảo tồn này có tổng diện tích tự nhiên trên 128,5 ha, bao gồm các phân khu chức năng như: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, vùng đệm, đập nước, đầu tư nhân giống… Với nguồn vốn trên, tỉnh sẽ hướng đến mục tiêu thực hiện quản lý, bảo tồn có hiệu quả, phát triển được các giải pháp bảo tồn cá thể, quần thể cây thuỷ tùng; thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, giám sát, bảo tồn hướng đến bền vững phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen quý, hiếm; nâng cao năng lực và giáo dục môi trường./.
   
Bài & ảnh: Lê Phước
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến quan trọng về chất lượng
    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội  Vũ Hồng Thanh cho biết, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và các Bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến Đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng; các tài liệu trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, nhiều nội dung đã được tiếp thu, giải trình.
  • Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã chỉnh sửa, bổ sung nhiều quy định sau khi lấy kiến Nhân dân
    Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, so với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này có rất nhiều những quy định đã được bổ sung trên cơ sở ý kiến của cử tri và Nhân dân, có sự sàng lọc, có sự đánh giá tương đối sâu sắc về từng nhóm vấn đề.
  • Xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản: Tham vấn các chuyên gia
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 8-9/6, tại Vĩnh Phúc, Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức cuộc họp tham vấn kinh nghiệm của chuyên gia để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Hội Cấp thoát nước Việt Nam: 35 năm đồng hành vì sự phát triển bền vững ngành Nước
    (TN&MT) - Chiều 8/6, tại Quảng Ninh, Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Hội (1988-2023). Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
  • Bộ GTVT và Bộ TN&MT đã xử lý vấn đề thiếu nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam
    Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, đã gỡ được những vướng mắc về nguồn vật liệu cao tốc Bắc-Nam phía Đông nhằm đưa tiến độ dự án về đích đúng hẹn. Theo đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã vào các địa phương, đặc biệt là khu vực miền Tây như Đồng Tháp, An Giang để giải quyết. Đến nay, vấn đề nguyên vật liệu đã được xử lý.
  • Quảng Ninh: Kiên quyết xử lý các dự án “treo”
    (TN&MT) - Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực khá phức tạp, đa phần các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn hằng năm đều liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, dự án chậm tiến độ. Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, cũng như kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ.
  • Cần đánh giá tác động khi tăng giá nước sinh hoạt
    (TN&MT) - Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đây là dự án luật quan trọng, được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc, bất cập của luật hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt.
  • Lạng Sơn quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản: Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm
    (TN&MT) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện đã dần đi vào nền nếp, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  • Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong hỗ trợ phát triển bền vững
    Từ ngày 5-9/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển (ICP23) với chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội” đã được tổ chức với sự tham dự của gần 100 đại diện các quốc gia thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
  • Hoạt động khai thác cát, sỏi tại Yên Bái: Dần đi vào nề nếp
    Nhằm siết chặt hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn, trong thời gian qua tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các điểm tập kết cát, sỏi trái phép, chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.
  • Khắc phục sạt trượt taluy trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    (TN&MT) - Cơ quan chức năng đang khắc phục sạt trượt taluy dương tại Km69+900 trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (nối Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). Các phương tiện có tải trọng trên 10 tấn vào tuyến sẽ bị cấm.
  • Quảng Trị: Phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
    Ngày 6/6, tại xã Triệu An (huyện Triệu Phong, Quảng Trị), Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Triệu Phong, Hải đội 202 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2) tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2023.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát huy nguồn lực đất đai, phục vụ phát triển bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, nhờ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng đi vào nền nếp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO