Đắk Lắk: Cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm, lấy phòng là chính

30/03/2016, 00:00

(TN&MT) - Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đang bước vào đỉnh điểm của mùa khô, nắng hạn khốc liệt kéo dài, khiến cho các cánh rừng lớp thảm thực vật bị...

 

(TN&MT)  - Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đang bước vào đỉnh điểm của mùa khô, nắng hạn khốc liệt kéo dài, khiến cho các cánh rừng lớp thảm thực vật bị khô trắng, cây cối xác xơ, nên dễ bắt cháy và lan nhanh trên diện rộng. Do đó, để việc phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) có hiệu quả thì cả chủ rừng và các cơ quan chức năng xác định phải làm tốt việc phòng cháy.

Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.
Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.

Cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Theo số liệu thống kê mới nhất, Đắk Lắk có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.312.527,4 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 528.147 ha, rừng tự nhiên là 475.908,8 ha, rừng trồng là 52.238,1 ha. Theo cảnh báo có khoảng 276.712 ha rừng dễ cháy, chiếm 66,6% tổng diện tích rừng hiện có. Ngoài ra còn có 8.448 ha rừng cao su trồng tự phát, phân tán, trên đất của người dân cũng rất dễ xảy ra cháy.

Rừng Đắk Lắk có hệ thảm thực vật rất đa dạng và phong phú. Ngoài những cây gỗ cổ thụ ở tầng cao, lá rộng xanh được phân bổ chủ yếu tại huyện Krông Bông, Lắk hay rừng khộp đặc hữu nữa rụng lá tại huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H’leo thì bên dưới là các loại thực vật thấp, rậm như: tre, nứa, le cỏ và các loại thảm thực vật khác có mật độ khá dày phát triển rất mạnh trong mùa mưa. Vào mùa khô, nhiều tháng không mưa, nguồn nước khan hiếm thì lớp thảm thực vật này thường bị khô cành, rụng lá tạo thành lớp khá dày. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho “bà hỏa” hoành hành những cánh rừng.

Rừng vườn quốc gia Chư Yang Sin được thực hiện tốt việc phòng cháy.
Rừng trồng của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Bông đã được dọn thực bì để phòng cháy.

Đối với rừng sản xuất, Đắk Lắk chủ yếu trồng cáo loại cây gỗ thông, keo lá tràm, bạch đàn. Vào mùa khô Tây Nguyên cành, lá, và thân cây khô rơi rụng khá nhiều tạo thành lớp dày, có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bén lửa cháy đượm, ngọn lửa bốc cao và lan nhanh ra xung quanh. Nhất là trong thời kỳ cao điểm của mùa khô, độ ẩm ở mức thấp, hệ thống thảm thực vật đã bị “phơi khô” trong nhiều tháng thì nguy cơ bén lửa cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm.

Ông Hồ Đức Thụy – Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Lắk phân tích: Hiện nay các cánh rừng của huyện Lắk đang ở mức cảnh báo cháy rừng cực kỳ nguy hiểm do đã có nhiều tháng không có mưa. Hơn nữa rừng ở huyện Lắk chủ yếu ở các vùng núi đá cao, độ dốc lớn nên nước rốc khá nhanh sau mưa, mức độ khô tại các cánh rừng càng lớn. Do đó, vào mùa khô luôn được cảnh báo cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm. Song có lẽ vào cao điểm mùa khô thì không chỉ huyện Lắk mà trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk đều cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm, Chỉ cần một tàn thuốc có thể thiêu rụi cả cánh rừng, ông Thụy chia sẻ.

Rừng trồng của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Bông đã được dọn thực bì để phòng cháy.
Rừng vườn quốc gia Chư Yang Sin được thực hiện tốt việc phòng cháy.

Nếu cháy khó chữa

Biết rõ đặc thù các cánh rừng tự nhiên ở Đắk Lắk có thảm thực vật dày, rừng trồng là các loại cây có tinh dầu, nhựa nếu xảy ra cháy rừng thì chỉ trong thời gian ngắn sẽ lan ra diện rộng và khó dập lửa chữa cháy. Hơn nữa, địa hình phức tạp, nguồn nước khan hiếm vào mùa khô cũng khiến cho việc dập lửa chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Lộc Xuân Nghĩa - Giám đốc VQG Chư Yang Sin nhận định: Mặc dù vườn có hệ thống cây cổ thụ cao, lá xanh phủ kín nhưng lớp thảm thực vật và cành lá khô dưới tán rừng cũng khá dày và dễ bốc cháy. Nhất là vườn quốc gia Chư Yang Sin phần lớn diện tích nằm trên dẫy núi Chư Yang Sin có độ dốc lớn, nước chảy rốc nhanh sau mưa nên mức độ hanh khô dưới tán rừng khá cao. Hơn nữa nguồn nước dưới chân núi, nên các thiết bị phục vụ cho việc lấy nước chữa cháy rừng được trang bị hiện thô sơ như nay dường như không phát huy tác dụng. Đơn cử như máy bơm được trang bị để bơm nước chữa cháy rừng nhưng với nguồn nước xa, độ dốc lớn, cao đến hàng vài trăm mét trên vách núi thì máy bơm không thể đẩy nước lên để dập lửa. Hơn nữa việc kéo được vòi nước lên đến đám cháy thì nó đã lan rộng đến hàng ha, thậm chí lửa còn phát tán rộng hơn. Chính vì vậy, đối với vườn quốc giá Chư Yang Sin nếu xảy ra cháy rừng thì rất khó chữa và thiệt hại là rất lớn.

Trong thiết bị dập lửa chữa cháy rừng còn thô sơ.
Trong thiết bị dập lửa chữa cháy rừng còn thô sơ.

Phòng là chính

Ông Lộc Xuân Nghĩa - Giám đốc VQG Chư Yang Sin chia sẻ: với đặc thù của vườn thì cách tốt nhất là phòng cháy. Từ đó, lãnh đạo vườn đã thực hiện việc đốt non ở những nơi dễ xảy ra cháy, ký cam kết với 2000 hộ dân sống ở bìa rừng không đưa lửa vào rừng, không đốt lửa gần rừng, đồng thời sẵn sàng ứng cứu chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Vườn cũng đã phát dọn 70 đường băng cản lửa ở những vùng dễ xảy ra cháy. Từ đó, hơn 6 năm qua vườn quốc gia Chư Yang Sin không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Cũng về việc PCCCR, ông Bùi Quốc Tuấn - Giám đốc công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Bông cho biết: Công ty hiện đang quản lý, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển 28.457,69ha rừng. Trong đó rừng sản xuất 19.477,52ha, rừng phòng hộ 8.980,17ha, rừng sản xuất ngoài lâm phần 1.224,97ha. Diện tích rừng trồng của công ty chủ yếu là keo lá tràm được định giá từ 45 đến 50 triệu đồng/1ha. Đây là rừng dễ cháy, nếu xảy ra thì thiệt hại cho công ty là rất lớn.

Ông Bùi Quốc Tuấn xác định không để xảy ra cháy mới chữa mà phải làm tốt việc phòng cháy. Ngay từ cuối mùa mưa đầu mùa khô, công ty đã thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng như: phát dọn thực bì, thu gom cành, lá khô thành từng đống nhỏ đốt non; phát dọn đường băng cản lửa; đặc biệt làm tốt việc kiểm soát người dân không được đưa và sử dụng các vật dụng phát lửa vào rừng, không đốt lửa trong rừng. Để mỗi cán bộ, công nhân viên công ty nêu cao ý thức PCCCR công ty đã giao khoán cho công nhân nhận khoán mỗi ha rừng 600.000đồng/năm để thực hiện việc phòng cháy rừng. Nếu để xảy ra cháy, công nhân đó phải bồi thường cho công ty giá trị thực của rừng là 45 đến 50 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, công ty cũng lập phương án PCCCR một cách cụ thể, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân nếu có sự có xảy ra, theo phương chậm 4 tại chỗ. Từ đó, trong những năm qua công ty không bị vụ cháy rừng lớn nào xảy ra, ông Bùi Quốc Tuấn chia sẻ. 

Ông Lê Cước - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk cho biết: PCCCR phải làm tốt việc phòng cháy.
Ông Lê Cước - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk cho biết: PCCCR phải làm tốt việc phòng cháy.

Ông Lê Cước - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk cho biết: Ngay từ đầu năm 2016, hạt kiểm lâm đã tham mưu cho Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk trình UBND tỉnh ban hành phương án PCCCR. Trong đó chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương và các Hạt kiểm lâm trên toàn tỉnh thực hiện tốt phương án phòng cháy rừng, chuẩn bị tốt các phương án chữa cháy khi có sự cố xảy ra.

Hiện nay, Đắk Lắk đã chuẩn bị 48 xe ôtô, 2 xe máy cày, 612 xe máy sẵn sàng phục vụ chữa cháy rừng khi có sự cố xảy ra. Đồng thời trang bị hàng trăm phương tiện chữa cháy khác như: máy bơm nước, cưa máy dọn đường băng cản lửa, máy thổi gió, vỹ dập lửa… tại các hạt kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng phải thực hiện tốt công tác PCCCR 4 tại chỗ: “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ”. Mục tiêu trong công tác PCCCR là làm tốt công tác phòng cháy. Từ đó các đơn vị chủ rừng, hạt kiểm lâm, chính quyền địa phương đã có sự phối hợp tốt để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Bài & ảnh: Đình Thắng


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Lào Cai: Thiệt hại hơn 1 tỷ đồng do dông lốc
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của vùng gió hội tụ trên cao, ngày 3/6, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra dông lốc và mưa rào gây nhiều thiệt hại về tài sản, nhà ở, cây hoa màu của nhân dân. Ước tính tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
  • Tuổi trẻ Công an Quảng Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2023, sáng 3/6, Đoàn cơ sở CSND thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Đoàn xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành và Chi đoàn Công an huyện Núi Thành tổ chức buổi phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
  • Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường 2023: Sơn La lan tỏa thông điệp Chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại trường Tiểu học Hua La (xã Hua La, thành phố), Sở TN&MT tỉnh phối hợp với UBND thành phố tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • TP.HCM: Tổ chức Ngày hội Sống Xanh năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại Công viên Quảng trường Khánh Hội (Quận 4), Sở TN&MT TP.HCM đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức Ngày hội Sống Xanh TP.HCM năm 2023. Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy; ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; đại diện lãnh đạo, cán bộ viên chức các sở, ban ngành, doanh nghiệp cùng đông đảo người dân… tham gia Ngày hội.
  • Đồng Nai: Phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 3/6, Sở TN&MT Đồng Nai đã phối hợp với UBND huyện Long Thành tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút khoảng 1.500 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Quảng Ngãi: Ra quân thu gom rác thải nhựa, làm sạch môi trường biển
    Sáng ngày 2/6, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) tổ chức Lễ ra quân thu gom rác thải nhựa hưởng ứng Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và Ngày đại dương thế giới năm 2023.
  • Lào Cai: Phát động “Tháng hành động vì môi trường” năm 2023
    (TN&MT) - Sáng ngày 2/6, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 và tổ chức giải chạy vì môi trường với chủ đề “ Mỗi sải bước- Một quyết tâm xanh”.
  • Văn Yên (Yên Bái): Thành lập tổ chỉ đạo, giám sát hoạt động lò đốt rác tại Đông Cuông
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Yên (Yên Bái), dự kiến lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đông Cuông sẽ hoạt động trở lại vào ngày 5/6/2023, trước khi hoạt động huyện đã thành lập tổ chỉ đạo, nhóm giám sát việc vận hành lò đốt nhằm đánh giá nguyên nhân phát sinh mùi, khói, bụi.
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO