Đắk Lắk bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp

Phạm Oanh | 09/06/2021, 17:33

(TN&MT) - Đây là nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2021 vừa được UBND tỉnh ban hành.

Kế hoạch đã đề ra một số nhiệm vụ chính như: Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; chỉ đạo các địa phương chủ động ban hành các cơ chế đặc thù hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và thu hút nhiều lao động.

Tập trung giải quyết, xử lý một số vấn đề bức thiết ở địa phương được tổng kết sau 10 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, như: thu gom và xử lý chất thải, nước thải, cung cấp nước sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ thông tin…

Đắk Lắk xây dựng nông thôn mới xanh-sạch-đẹp

Ngoài ra, các địa phương căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, để chủ động lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình năm 2021.

Trong đó, chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nổi các vùng, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển kinh tế nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn.

Đặc biệt là tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, nhất là việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất và quản trị sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tập trung hỗ trợ hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn đối với các nhóm sản phẩm chủ lực….

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm, nhất là nước thải, các chất thải trong nông thôn và các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của các địa phương và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện tiêu chí số 17 về Ban Chỉ đạo tỉnh theo quy định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
  • Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
  • Bình Định: Bộ mặt miền núi không ngừng thay da, đổi thịt
    (TN&MT) - Lãnh đạo tỉnh Bình Định đánh giá, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; năng động, sáng tạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, làm cho bộ mặt miền núi không ngừng thay da, đổi thịt.
  • Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV
    Sáng 26/9, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định long trọng khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bình Định lần thứ IV - năm 2024.
  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê đồng bào Chăm tại Bình Thuận
    Sáng 24/9, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê 2024 (Tết Katê).
  • Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng đồng bào DTTS, miền núi
    (TN&MT) - Đó là một trong những nhiệm vụ cụ thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn đối với giáo dục dân tộc năm học 2024-2025.
  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.
  • PS ảnh: Ấn tượng đầu về Làng Nủ an cư sau cơn cuồng lũ
    (TN&MT) - Ngày 21/9/2024, chúng tôi đến Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai khi thời tiết đang chuyển mình. Làng Nủ giờ đây dần hồi sinh khi khu tạm cư mới của bà con nơi đây được hoàn thành chỉ trong 7 ngày sau cơn cuồng lũ. 23 căn nhà tạm kiên cố được dựng nên bằng nỗ lực của chính quyền địa phương và Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup.
  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.
  • Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
    (TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
  • Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
    (TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO