Đại học TN&MT Hà Nội trao đổi với chuyên gia Hà Lan về sụt lún và xâm nhập mặn tại ĐBSCL

Q.Minh | 10/10/2019, 22:31

(TN&MT) – Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật OKP “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các đồng bằng Việt Nam", chiều 10/10, tại Hà Nội, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức buổi trao đổi, chia sẻ học thuật với chuyên gia Hà Lan đến từ Trường Đại học Utrecht, Hà Lan và Đại học Công nghệ Delft về “Sự phát triển và thách thức ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Những hiểu biết về Dự án Rise and Fall”.

PGS.TS Phạm Quý Nhân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
PGS.TS Phạm Quý Nhân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát biểu tại buổi trao đổi

PGS.TS Phạm Quý Nhân – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Cuộc trao đổi hôm nay nhằm mục đích chia sẻ các kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam nói chung, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường nói riêng với các nhà khoa học Hà Lan liên quan đến vấn đề sụt lún và xâm nhập mặn tại ĐBSCL.

Phát biểu tại buổi chia sẻ, TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan giới thiệu tổng quan về những phát hiện chính của dự án “Rise and Fall” tại ĐBSCL, tập trung vào xâm nhập mặn vùng cửa sông.

TS. Maarten van der Vegt cho biết: ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong những thập kỷ tới. Thách thức đầu tiên phải kể đến là do khai thác quá mức tài nguyên nước ngầm nên nước ngầm có hiện tượng nhiễm mặn. Thách thức thứ hai là tác động kết hợp của việc khai thác nước ngầm và áp lực của các công trình xây dựng gây sụt lún nhanh hơn. Tỷ lệ sụt lún ngày nay lớn hơn nhiều so với tốc độ gia tăng mực nước biển. Thách thức cuối cùng là xây dựng đập thượng nguồn và khai thác cát trong các kênh chính gây ra xói lở kênh và bờ. Do đó, phạm vi thủy triều tăng lên, gây ra nguy cơ lũ lụt gia tăng và nước mặn xâm nhập vào thượng nguồn.
 

TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan
TS. Maarten van der Vegt đến từ Đại học Utrecht, Hà Lan chia sẻ

Theo TS. Maarten van der Vegt, dự báo ​​trong những thập kỷ tới, việc khai thác nước ngầm và thâm hụt trầm tích trong hệ thống đang có tác động lớn hơn đến chất lượng và an toàn nước so với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ông cho rằng điều này đòi hỏi phải quản lý nước và trầm tích tốt ở ĐBSCL.

Quang cảnh buổi trao đổi
Quang cảnh buổi trao đổi


 

TS. Maarten van der Vegt có bằng Thạc sĩ về Khí tượng học và Hải dương học (2001) và bằng tiến sĩ hình thái học ven biển (2006). Từ năm 2007, ông làm trợ lý giáo sư tại khoa Địa lý vật lý tại Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông nghiên cứu động lực của đồng bằng thủy triều và bờ biển, với trọng tâm là ảnh hưởng của thủy triều, ví dụ, xâm nhập mặn và tiến hóa hình thái. Khu vực nghiên cứu của ông trải dài từ đồng bằng Hà Lan và biển Wadden đến đồng bằng châu thổ, Trung Quốc và Indonesia. Trong 5 năm qua, ông đã tham gia vào dự án Rise and Fall, trong đó ông là người đứng đầu nghiên cứu về xâm nhập mặn ở các cửa sông của ĐBSCL.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Nam triển khai nhân rộng thực hành không rác thải tại một số điểm du lịch
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành về việc triển khai nhân rộng thực hành không rác thải tại một số điểm du lịch tiêu biểu.
  • Cùng hành động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 7294/BTNMT-TTTT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, yêu cầu công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của đơn vị. Việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động trước ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Dự báo thời tiết ngày 8/9: Miền Bắc tiếp tục nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (8/9), Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ngày nắng, nóng, có nơi trên 35 độ. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và giông, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thời tiết ngày 3/9: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết ngày 3/9, Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Trong khi Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 1/9: Miền Bắc nắng đẹp, miền Nam mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Trong hôm nay (1/9), thời tiết miền Bắc nhìn chung có nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Miền Trung ngày nắng gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm có mưa rào và giông vài nơi.
  • Quảng Nam: Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam triển khai các giải pháp hữu hiệu về bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Thời tiết ngày 27/8: Bắc Bộ mưa to chiều tối, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 27/8, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Mưa có xu hướng tăng về chiều tối đến đêm khiến thời tiết Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to. Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 25/8: Mưa lớn tiếp diễn, Bắc Bộ đến Nghệ An có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa từ rạng sáng nay (25/8) và sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Nghệ An, Thanh Hóa.
  • Thời tiết ngày 20/8: Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/8, thời tiết khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn.
  • Dự báo thời tiết ngày 18/8: Trung Bộ vẫn nắng to, Bắc Bộ chuẩn bị mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/8, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; từ đêm nay có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Thời tiết các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phổ biến là nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ.
  • Thời tiết ngày 13/8: Miền Bắc tiếp diễn mưa to, trời dịu mát
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết 13/8/2023, Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Voi 12/8
    (TN&MT) - Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Voi 12/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã phối hợp cùng một số đơn vị khởi xướng các hoạt động hưởng ứng, nhằm kêu gọi hành động khẩn cấp bảo tồn loài và giúp các quần thể voi tại Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trở lại.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO