Đại học TN&MT Hà Nội sẵn sàng cho phương án thi và bảo vệ khóa luận online

Mai Đan (thực hiện) | 21/05/2021, 15:40

(TN&MT) - Là một trong những trường đại học trên cả nước lên phương án thi và bảo vệ khóa luận online trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, trong những ngày qua, Đại học TN&MT Hà Nội đã ráo riết chuẩn bị sẵn sàng cho phương án này.

PGS.TS. Hoàng Anh Huy – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học TN&MT Hà Nội

Để hiểu rõ hơn về phương án thi và bảo vệ khóa luận online, cũng như quá trình thực hiện đang được triển khai đến đâu, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Hoàng Anh Huy – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học TN&MT Hà Nội.

PV: Xin ông cho biết, phương án thi và bảo vệ khóa luận online đang được Nhà trường triển khai đến đâu?

PGS.TS. Hoàng Anh Huy: Trường Đại học TN&MT Hà Nội đã có sự chuẩn bị trước các tình huống, vì vậy Nhà trường không lúng túng khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Với đội ngũ nhân sự về IT hùng hậu, cùng nền tảng phần cứng sẵn sàng đáp ứng cho việc học và thi online nên lần này việc chuẩn bị hoàn toàn nằm trong tính toán của lãnh đạo trường.

Trước hết, Nhà trường đã ban hành các chỉ đạo về triển khai các công tác phòng chống dịch, cũng như các văn bản quy định về quản lý đào tạo, sinh viên… trong bối cảnh dịch bùng phát. Từ các quy định về đào tạo đó, Nhà trường đã chỉ đạo bộ phận IT phối hợp với các đơn vị chuyên môn để chạy thử nghiệm các đề thi online cũng như cho bảo vệ thử theo hình thức online. Về cơ bản đã thu được kết quả rất tốt, phần mềm ổn định, kết quả đánh giá chính xác.

Cuối cùng, trường đã kích hoạt bộ máy truyền thông của nhà trường để tuyên truyền không chỉ về các tình huống chống dịch, mà còn thông báo để các em chuẩn bị tinh thần ứng xử với phương pháp thi mới.

PV: Xin ông nói rõ thêm về phương án này, nhiệm vụ cụ thể của giảng viên và sinh viên năm cuối khi thực hiện phương án này sẽ như thế nào?

PGS.TS. Hoàng Anh Huy: Nhà trường sẽ thực hiện phương án thi online cho tất cả sinh viên trong toàn trường, chứ không chỉ sinh viên năm cuối. Với sinh viên năm cuối thì có thêm hình thức bảo vệ khóa luận, đồ án tốt nghiệp và một phần là thi học phần thay thế. Do vậy, tùy tình hình diễn biến của dịch bệnh chúng tôi sẽ xem xét nên thi đến đâu.

Việc bảo vệ khóa luận online nghe rất “cao siêu” nhưng về bản chất, nó chỉ tương tự như một hội thảo nhỏ, chỉ khác về cách thức các sinh viên nộp báo cáo tiền bảo vệ và hoàn thiện hồ sơ sau bảo vệ… Điều này chúng tôi đã có quy định cụ thể trong quy chế đào tạo theo tình hình mới. Ngoài ra, toàn bộ các buổi bảo vệ đều được ghi lại và lưu trữ để phục vụ cho công tác hậu kiểm sau này.

Với các hình thức thi online, có một phần thuận lợi là chúng tôi từng tổ chức và có bộ ngân hàng đề thi khá phong phú, nên giờ chỉ cần bộ phận IT của chúng tôi ngồi mã hóa lại một số tính năng như giám sát người thi, hạn chế gian lận là được. Tuy nhiên, nhà trường cũng nhận thấy dù phần mềm có hoàn thiện thế nào thì cũng khó triệt tiêu gian lận, nên vẫn ưu tiên phương án ra đề mở để thí sinh chủ động sáng tạo cũng như tối ưu điểm công bằng cho các em hơn.

Đại học TN&MT Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị sẵn sàng cho phương án thi và bảo vệ khóa luận online

Vì vậy, nhiệm vụ của giảng viên vẫn chủ yếu là tập trung ra đề và sinh viên thì dĩ nhiên là tập trung thời gian học thật tốt. Các em nên yên tâm vì thi online hay offline cơ bản sẽ không khác nhau.

PV: Thi tốt nghiệp và bảo vệ khoá luận online sẽ đảm bảo đúng tiến độ cấp bằng cho sinh viên năm cuối, nhưng như ông chia sẻ ở trên, liệu rằng phương án này có đảm bảo tính công bằng, khách quan, thưa ông?

PGS.TS. Hoàng Anh Huy: Không có một phương án nào là tuyệt đối, nhất là với những phương án mà lần đầu được sử dụng như bối cảnh dịch hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ xét về bảo vệ khóa luận thì online hay offline cơ bản là giống nhau, chỉ khác là người bảo vệ và hội đồng không trong cùng một phòng, nhưng vẫn tương tác với nhau bình thường nên tiến độ cũng như chất lượng sẽ không khác nhiều so với cách bảo vệ truyền thống. Có chăng, chỉ với các môn thi kết thúc học phần thì khi thi online sẽ có nhiều bất tiện như đã nêu ở trên.

PV: Được biết, năm nay là năm đầu tiên trường triển khai phương án thi và bảo vệ khóa luận online. Vậy xin ông chia sẻ, trường đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

PGS.TS. Hoàng Anh Huy: Mặc dù đây là năm đầu trường triển khai thi online, nhưng do lãnh đạo Nhà trường đã có sự chuẩn bị trước, ngay từ khi dịch bắt đầu bùng phát từ năm 2020, chúng tôi đã chỉ đạo các bộ phận chức năng chuẩn bị xây dựng trước các kịch bản để ứng phó kịp thời trong trường hợp có dịch và dịch kéo dài… Khi đã có kịch bản, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn tâm thế, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật để thực hiện nên cơ bản chúng tôi đã sẵn sàng cùng sinh viên của trường vượt qua khó khăn hiện nay.

Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng chống dịch Covid-19, vì thế chúng tôi rất yên tâm và vững tin vào kết quả sẽ đạt được.

Khó khăn lớn nhất là tâm lý sinh viên, các em vẫn còn hoang mang và lo lắng khi thi online. Mặc dù đã được bộ phần truyền thông của trường xác định tư tưởng trước cho các em, nhưng vì chưa thi bao giờ nên cơ bản vẫn còn nhiều hoang mang. Tuy nhiên, với sự sẵn sàng như hiện nay của nhà trường, tôi tin tưởng rằng, chỉ sau 1-2 ca thi là các em hoàn toàn tự tin và thú vị với cách thi mới trong bối cảnh hiện nay. Nhất là, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chuyên gia công nghệ thông tin của nhà trường – những người luôn đồng hành cùng các em để kịp thời khắc phục sự cố kỹ thuật nếu có.

PV: Đối với các sinh viên không phải là năm cuối, Trường cũng đang áp dụng hình thức dạy và học online. Năm nay là năm thứ 2 trường áp dụng hình thức này. Ông nhận thấy phương pháp này có hiệu quả và có nên được Trường triển khai kể cả trong thời điểm dịch bệnh đã được kiểm soát và học sinh có thể quay lại trường?

PGS.TS. Hoàng Anh Huy: Xét về ưu - nhược điểm thì trong bất cứ vấn đề nào cũng đều có tính hai mặt. Giảng dạy theo phương pháp truyền thống cũng không ngoại lệ, cũng có những hạn chế nhất định ngoài ưu điểm, thì dĩ nhiên dạy online cũng vậy. Mặc dù nhiều người hay nói đến nhược điểm của dạy và học online nhưng cá nhân tôi thấy nó cũng có nhiều điểm rất hay nếu biết tận dụng.

Với phương pháp truyền thống, ưu điểm của phương pháp này là face to face -người dạy tiếp xúc trực tiếp với người học nên dễ dàng truyền cảm xúc cho người học, ngược lại người học cũng dễ cảm nhận được các cung bậc của tri thức mà người thầy muốn truyền đạt cho mình. Ngoài ra, với một số môn học mang nặng tính thực hành thí nghiệm thì rất cần người học và dạy phải có mặt tại địa điểm đảm bảo đủ về điều kiện kỹ thuật, mặc dù hiện nay chúng tôi cũng đã xem xét đến việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc lập và mô phỏng một số thao tác thí nghiệm trong lĩnh vực môi trường nhưng vẫn mới chỉ là ở giai đoạn ý tưởng. Tuy nhiên, với các học phần mang tính thực nghiệm cao thì trải nghiệm thực tế vẫn là quan trọng nhất. Và đây chính là điểm mấu chốt mà phương thức học online không bao giờ có được.

Tuy vậy, phương thức học truyền thống lại đòi hỏi người học và dạy phải cùng đến trường, trong khi nhiều học phần hoặc nhiều phần trong một học phần lại cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn, cần thời gian để tìm tòi số liệu hơn, và quan trọng là bất cứ thời gian nào người học cũng có thể tiếp cận bài giảng của thầy được. Trong tình hình đó, không có cách nào tối ưu hơn cách học online. Vì vậy, hiện nay bộ phận IT của Nhà trường đang tích cực phát triển phần mềm E-learning dựa trên nền tảng mã nguồn mở để trong thời gian tới, trường có thể đưa vào triển khai dạy học theo mô hình Mix-Learning. Đây là sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và online trong cùng một học phần mà không quan tâm đến việc có dịch bệnh hay không.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

 
Bài liên quan
  • Trường Đại học TN&MT Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
    (TN&MT) - Sáng 20/11, tại Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Trường và Chào mừng 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sinh kế bền vững từ vườn đồi
    (TN&MT) - Những năm qua, TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển kinh tế- xã hội và có nhiều các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về nhà ở, đất ở, vay vốn giúp người dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu ngay trên quê hương của mình.
  • Hậu Giang: Quản lý, khai thác hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Xác định đất đai là nguồn lực quan trọng, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • “Trái ngọt” trên vùng đá tai mèo
    Không  cam chịu cái đói, cái nghèo ông Sùng A Thào mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư trồng hàng nghìn cây ăn quả. Không ngại khó, ngại khổ thử nghiệm nhiều loại cây để phù hợp với thổ nhưỡng đồi núi đá, ông Thào trở thành người dân tộc Mông điển hình dám nghĩ dám làm, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình.
  • Chàng thanh niên trẻ làm giàu từ cây chuối
    Tôi tình cờ biết Chiến qua lời kể của một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ. Hay tin cậu thanh niên “mới tí tuổi đầu” đã làm chủ một Hợp tác xã chuối xuất khẩu thì tôi  xin địa chỉ, háo hức “lên đường” tìm hiểu về tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân địa phương nể phục này.
  • Mật ong rừng Năng Cát (Thanh Hóa): Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững
    Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế từ rừng, đặc biệt là núi rừng Chí Linh còn tương đối nguyên sinh, thảm thực động vật phong phú, chính quyền và người dân và doanh nghiêp xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã và đang tập trung xây dựng sản phẩm Mật ong tự nhiên của núi rừng nơi đây trở thành sản phẩm OCOP vào năm 2023. Góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân nơi đây.
  • Thái Nguyên: Người dân bàn giao 6 cá thể hổ
    (TN&MT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm TP. Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ  Động vật hoang dã Hà Nội, UBND phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) tiếp nhận 6 cá thể hổ do người dân nuôi nhốt.
  • Đà Nẵng: Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
    Ngày 9/6, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí năm 2023 với chuyên đề: “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho hơn 100 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc
    Sáng 9/6, Tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Tiền phong, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc” với sự tham dự của gần 300 đại biểu.
  • Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh: Tạo “cần câu” để hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống
    (TN&MT) - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là công tác giảm nghèo đối với người dân và đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, huyện Đầm Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết quả đạt được, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Lê Bình Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà.
  • Công đoàn Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học: Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đồng chí Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT đã tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Điện Biên: Kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh
    (TN&MT) - Sáng nay, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên (9/6/1963- 9/6/2023).
  • Kịp thời cứu nạn 6 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo
    Ngày 08/6, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tiến hành các thủ tục tiếp nhận 06 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được một tàu cá Bình Định đưa vào bờ an toàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO