“Đại dự án” di dân Kinh thành Huế: Tháo gỡ vướng mắc với người dân khu vực Eo Bầu

Bài, ảnh: Văn Dinh | 06/10/2020, 09:57

(TN&MT) - Ở đợt tiếp theo, khoảng hơn 700 hộ dân sống ở khu vực Eo Bầu thuộc 4 phường trong Thành nội sẽ di chuyển đến nơi ở mới trong dự án di dân ra khỏi Kinh thành Huế.

Một cuộc trao đổi chân tình, thẳng thắn vừa được diễn ra giữa Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ với khoảng 700 bà con Eo Bầu, thuộc Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp lắng nghe và tháo gỡ các kiến nghị, vướng mắc của người dân; đồng thời khẳng định, sẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bà con trong quá trình di dời ra khỏi Kinh thành.

Người dân Eo Bầu trao đổi, chia sẻ tại cuộc đối thoại

Tiếp thu ý kiến của dân

Thực hiện đợt 1, giai đoạn 1 Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế, đến nay dân cư sống ở khu vực Thượng Thành với quy mô 577 hộ đã và đang di dời. Trong đó, 93,8% hộ đã bàn giao mặt bằng. Hiện, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo trong đề án. Cụ thể sẽ có khoảng hơn 750 hộ dân sống ở khu vực Eo Bầu thuộc 4 phường trong Thành nội di chuyển.

Theo UBND TP. Huế, đến nay thành phố đang chỉ đạo triển khai di dời khoảng hơn 750 hộ dân sống ở khu vực Eo Bầu thuộc 4 phường trong Thành nội. TP. Huế đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC), trong đó phường Thuận Hòa gồm 86,5 tỷ đồng; Thuận Thành 105,2 tỷ đồng; Tây Lộc 198,2 tỷ đồng; Thuận Lộc 137,5 tỷ đồng.

Trung tâm Phát triển Qũy đất TP. Huế đang tổ chức chi trả kinh phí cho bà con, dự kiến đất TĐC cho các hộ Eo Bầu gồm 760 lô, trong đó có 343 lô chính và 417 lô phụ. Đến thời điểm này, tổng số tiền giải ngân là 652,2/900 tỷ đồng, kinh phí này chưa bao gồm tiền hỗ trợ các hộ bàn giao mặt bằng đúng quy định và phê duyệt bổ sung, đạt tỷ lệ 72,4%.

Tại buổi đối thoại, các hộ dân đều bày tỏ sự đồng tình trước chủ trương của nhà nước về bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế. Đồng thời xem đây là cơ hội để có một cuộc sống mới, ổn định và an cư lạc nghiệp.

Người dân khu vực Eo Bầu vui mừng bởi những chính sách mới đã quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, vướng mắc liên quan đến các chính sách áp dụng cho các hộ phụ trong quá trình di dời; giá đất, bàn giao mặt bằng; việc tách hộ còn khó khăn do vướng quy hoạch; điều chỉnh điều kiện phân lô đền bù sau khi di dời và việc chi trả tiền bồi thường để người dân xây dựng nhà mới…

Nhiều hộ dân tại khu vực Eo Bầu đã di dời nhà cửa

Những khó khăn nêu trên do các hộ dân ở trong khu vực di tích nên không có giấy tờ và do chiến tranh, thiên tai, bão lụt nên việc lưu trữ giấy tờ bị thất lạc. Vì vậy việc xác nhận nguồn gốc đất của các hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế đã giải đáp thấu đáo những kiến nghị, vướng mắc của bà con liên quan đến các kiến nghị về hộ chính, hộ phụ, sinh kế cho người dân sau khi di dời, cũng như các trường hợp tranh chấp đất và nguồn gốc đất.

Về những băn khoăn của người dân trong khâu thủ tục hành chính, giải quyết các vấn đề phát sinh, Chủ tịch UBND TP. Huế - Hoàng Hải Minh yêu cầu UBND các phường bố trí cán bộ, địa điểm để kịp thời tiếp nhận và giải quyết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân.

Tạo điều kiện tốt nhất cho bà con

Sau nhiều giờ lắng nghe và trao đổi các kiến nghị của bà con, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ dành lời cám ơn đối với sự ủng hộ của các hộ dân Eo Bầu thuộc diện di dời Khu vực I Kinh Thành Huế.

Với gần 50 ý kiến của người dân tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và nhấn mạnh cả hệ thống chính trị của tỉnh và TP. Huế đang tích cực làm công tác di dời, xây dựng khu tái định cư nhằm sớm di chuyển người dân đến nơi ở mới.

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế khảo sát khu vực Eo Bầu

Để quá trình di dời được thành công như mục tiêu dự án hướng tới, lãnh đạo tỉnh rất cần sự đồng thuận từ người dân. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ mong muốn người dân và chính quyền luôn có tiếng nói chung, cùng thực hiện mục đích quan trọng chung là trả lại mặt bằng cho di tích, mang lại nơi ở mới, cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

“Trả lại di tích, tôn tạo cảnh quan, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quan trọng nhất là người dân sau khi di dời sẽ được ổn định lâu dài để an cư lạc nghiệp trong thời gian tới” – ông Phan Ngọc Thọ nói.

Trên cơ sở kinh nghiệm từ đợt di dời dân khu vực Thượng thành, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị UBND TP. Huế cần sớm thẩm định để thông báo các chính sách cho bà con. Tiến hành rà soát thấu đáo, những kiến nghị bà con nêu ra tại buổi gặp mặt. Cần quan tâm đến việc huy động các lực lượng giúp đỡ người dân, gia đình chính sách, hộ nghèo khi di dời nhà. Đồng thời sau khi tổ chức bốc thăm, các đơn vị cần khẩn trương cấp giấy phép xây dựng để người dân có thể xây dựng nhà mới.

Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 2/2019, với tổng mức đầu tư trên 4.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 triển khai từ năm 2019 -2021, bao gồm 2.938 hộ khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ thành hào và tuyến phòng lộ, với kinh phí giải phóng mặt bằng 1.880 tỷ đồng, xây dựng các khu tái định cư (TĐC) 946 tỷ đồng. Chính quyền Thừa Thiên Huế đã thu hồi gần 78 ha đất ở phường Hương Sơ - TP. Huế để bố trí 3.526 lô đất tái định cư cho người dân (bao gồm cả dự phòng), diện tích mỗi lô đất từ 60 m2 đến 200m2.

Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO