“Đại dự án” di dân Kinh thành Huế: Đối thoại với dân, tạo mọi điều kiện tốt nhất để di dời, định cư

Văn Dinh | 06/03/2021, 15:18

(TN&MT) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ trong ngày 6/3 đã có buổi đối thoại với các hộ dân thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế để xử lý các nội dung kiến nghị khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, buổi đối thoại được chia làm 2 đợt, đợt 1 có 126 hộ thuộc khu vực Thượng Thành và Eo Bầu, đợt 2 có 212 hộ thuộc khu vực Hộ thành hào và Tuyến phòng lộ. Đây là đại diện các hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng có nội dung kiến nghị và đã có phương án giải quyết theo Khung chính sách điều chỉnh, bổ sung.

Đối thoại với các hộ dân thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế

Khung chính sách thông thoáng, tối ưu

Phát biểu đặt vấn đề tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian qua với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự nỗ lực của các ban ngành cấp tỉnh, việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế được diễn ra thuận lợi, nhận được sự đồng thuận cao từ phía các hộ dân nằm trong dự án.

Tuy nhiên, do các quy định của pháp luật nên nhiều trường hợp chưa được bồi thường thỏa đáng dẫn đến có đơn kiến nghị. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP. Huế, Sở TN&MT tổng hợp, phân loại các đơn kiến nghị để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và áp dụng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, quan điểm của tỉnh trong quá trình thu hồi đất và kiểm kê, đền bù phải tạo điều kiện hết sức cho bà con trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, không được lạm dụng chính sách.

Người dân phát biểu những kiến nghị, thắc mắc

“Tỉnh đã làm tất cả để có khung chính sách thông thoáng, tối ưu và được Chính phủ thông qua để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bà con. Mục tiêu xuyên suốt là tạo điệu kiện cho bà con có nơi ăn, chốn ở ổn định, tốt hơn nơi ở cũ, đảm bảo các điều kiện để phát triển cuộc sống. Quá trình kiểm kê, đền bù được chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho bà con. Cán bộ nào để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện sẽ bị kỷ luật theo mức độ vi phạm”, ông Thọ nói.

Mong người dân sớm an cư, lạc nghiệp

Buổi đối thoại tập trung giải đáp các nội dung kiến nghị liên quan đến các nhóm đối tượng được hưởng chính sách bồi thường như trường hợp thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận và chuyển quyền cho chủ sử dụng đất khác nhưng diện tích hiện trạng lớn hơn diện tích đất tại giấy chứng nhận; trường hợp xây dựng nhà ở bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; các trường hợp hộ chính sách đủ điều kiện hỗ trợ về đất nhưng có nhà ở khác trên địa bàn phường nơi có đất bị thu hồi; các trường hợp người tạo lập nhà, đất đã chết, đất đã được bồi thường, hỗ trợ cho các đồng thừa kế; các trường hợp có nhà ở trên đất được bồi thường, hỗ trợ về đất ở cho người khác, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn phường nơi thu hồi đất;...

Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ cùng người dân trong dự án

Hầu hết những vấn đề bà con nêu, trao đổi, kiến nghị tại buổi đối thoại đều được trả lời và giải quyết cụ thể, cơ bản đáp ứng nguyện vọng của bà con. Những trường hợp đặc biệt, không nằm trong khung chính sách, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND TP. Huế, Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Huế cùng hội đồng tư vấn xem xét, tham mưu UBND tỉnh xử lý để đảm bảo cuộc sống của người dân dựa trên những quy định của pháp luật.

Sau khi được giải đáp kiến nghị, thuộc đối tượng được áp dụng khung chính sách mới, được bố trí 1 lô đất tái định cư, anh Nguyễn Hữu Văn, sống tại khu vực Eo Bầu xúc động chia sẻ, cám ơn sự quan tâm của Chính phủ, của tỉnh đã áp dụng khung chính sách thông thoáng, tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, cho tôi có được 1 lô đất tái định cư, đây là mong ước của cả gia đình trong nhiều năm qua. Đây là việc là thể hiện sự quan tâm của chính quyền, lo lắng cho người dân, thực hiện chính sách minh bạch, rõ ràng, tạo niềm tin cho dân...

Phát biểu kết luận tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần làm việc của UBND TP. Huế trong công tác đền bù, giải phóng, mặt bằng dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế trong thời gian qua. Tất cả các hộ, các trường hợp đều được Trung tâm phát triển quỹ đất nắm rất rõ và cụ thể, trả lời, giải quyết thỏa đáng cho người dân.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng dự án

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, đây là dự án được sự đồng thuận cao của của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, được sự ủng hộ cao của người dân và xã hội. Công tác di dời đang theo chiều hướng tích cực, các hộ dân khu vực Thượng Thành đã có được những căn nhà “mơ ước” tại khu tái định cư Hương Sơ. Theo khung chính sách mới thì có khoảng 108 hộ tại Tuyến phòng lộ và Hộ thành hào được hưởng chính sách bồi thường; khoảng 230 hộ được bố trí đất tái định cư.

“Tôi mong muốn được gặp bà con nhiều lần nhưng là đến thăm đời sống bà con, thăm bà con ở nơi ở mới chứ không phải gặp ở các buổi đối thoại, xử lý kiến nghị. Bà con được vui, được an cư lạc nghiệp là niêm vui của các cấp chính quyền, là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Thừa Thiên Huế muốn hướng đến là mang đến cho mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc nhất, an toàn nhất. Mong bà con sau khi nhận đền bù, nhận đất sẽ sớm xây dựng nhà cửa ổn định, tập trung lao động sản xuất, tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương trong các chủ trương, chính sách lớn của tỉnh”, ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương
    (TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam - Viet Nam Water Week 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Điện Biên: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ địa chính cấp xã, phường
    (TN&MT) - Qua trao đổi thực tiễn tại cơ sở, nhiều cán bộ địa chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tương đối khó đối với những cán bộ địa chính trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát huy được vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền về các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và môi trường. Nhiều cán bộ địa chính kiến nghị mong muốn được Phòng TN&MT, Sở TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
  • Sớm hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch không gian biển
    (TN&MT) - Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự kiến trình cơ quan có thẩm quyền vào Quý IV năm 2023.
  • Quảng Nam: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác khoáng sản
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
  • TP. Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trước thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Nam Huân - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO