Đặc sắc lễ cúng bến nước của người Tây Nguyên

Đình Du | 23/10/2021, 09:26

(TN&MT) - Lễ cúng bến nước người đồng bào Tây Nguyên diễn ra sau mùa trồng trọt, ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ cúng bến nước còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai và nguồn nước, bởi từ xa xưa nguồn nước được xem là báu vật của cộng đồng.

Để chuẩn bị lễ cúng, già làng, chủ bến nước họp bàn với dân làng phân công thanh niên làm vệ sinh khu vực bến nước, sửa đường vào bến. Còn phụ nữ thì dọn dẹp nhà cửa, đường xá vào buôn. Người dân trong buôn tùy điều kiện có thể đóng góp công sức, vật chất, tham gia nấu rượu cần, tập luyện đánh chiêng, chuẩn bị lễ vật cúng. Lễ cúng bến nước là một truyền thống tốt đẹp của người dân tộc từ xưa tới nay. Hàng năm đều tổ chức mỗi năm một lần, nhưng có thể vài năm mới tổ chức một lần tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước, buôn làng.

Chùm ảnh ghi nhận lễ cúng bến nước tại Buôn Đôn thuộc huyện KRông Ana, tỉnh Đắk Lắk.

Các thiếu nữ người M’nông hướng dẫn khách xuống dự lễ cúng bến nước ở Buôn Đôn

 

Trước khi lập buôn, lập làng, việc đầu tiên người đồng bào Tây Nguyên xác định phải gần nguồn nước, họ rất quý trọng nguồn nước. Người Ê đê, M’nông…cho rằng bến nước do thần linh cai quản.

 

Sau khi mùa màng kết thúc, chuẩn bị bước vào vụ trồng trọt mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng thần nước, vị thần linh thiêng bậc nhất miền đất Tây Nguyên đã cho mưa thuận gió hòa, sự sống. Ngoài ý nghĩa tâm linh, đây còn là một cách chống lại tình trạng nắng hạn.

 

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cúng bến nước là cầu cho dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và tất cả những khâu sản xuất đều đạt được sản lượng cao trong các vụ mùa.

 

Trong nghi thức lễ cúng bến nước, người dân uống rượu cần và nhảy múa trong không khí âm vang cồng chiêng rộn rã. Những tiếng cồng, tiếng chiêng, những điệu nhảy tưng bừng đưa mọi người xích gần nhau hơn. Đây là dịp để cộng đồng trong buôn tụ họp, chia sẻ về đời sống, công việc sản xuất nông nghiệp trong một năm đi qua.

 

Lễ cúng bến nước gồm: Cúng mời tổ tiên, ông bà về dự lễ, cúng nguồn nước, vật lễ là gà, heo và các ché rượu cần. Khi lễ cúng bắt đầu, thầy cúng khấn báo sự việc buôn tổ chức lễ cúng, làm lễ cảm tạ thần nước, cầu an cho buôn làng và dâng các lễ vật lên thần nước. Những người phụ nữ có nhiệm vụ lấy nước mang về nhà đổ đầy các ché rượu cho mọi người dân cùng thưởng thức.

 

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ cúng bến nước là cầu cho dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và tất cả những khâu sản xuất đều đạt được sản lượng cao trong các vụ mùa. Còn dòng họ nào duy trì tốt lễ cúng bến nước thì dòng họ được mạnh khỏe, con cháu đời đời thuận lợi phát triển kinh tế.

 

Già làng Y Bút (phải) cho biết ngoài mang ý nghĩa truyền thống, nét văn hóa của người vùng cao, lễ cúng bến nước còn giúp cộng đồng người đồng bào Tây Nguyên nhớ về cội nguồn của mình, biết ơn công ơn của những cha ông đi trước đã có công xây dựng lên buôn làng của mình.

 

Sau khi thầy cúng lễ vật xong, người đồng bào uống rượu cần, ăn thịt lợn…để lấy sự may mắn.

 

Bài liên quan
  • Đặc sắc lễ cầu sức khỏe cho voi
    (TN&MT) - Cùng với văn hóa cồng chiêng đặc sắc thì voi là biểu tượng bất biến gắn bó với người Tây Nguyên được săn bắt từ đại ngàn hùng vĩ bởi những dũng sĩ săn voi dũng mãnh được thuần dưỡng và nuôi như người bạn lớn trong mỗi gia đình M'nông, Ê-đê…Chính vì vậy, việc cúng sức khỏe cho voi cũng hết sức chu đáo, cẩn trọng cũng không kém phần ly kỳ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO