Đặc sắc lễ cầu sức khỏe cho voi

Đình Du | 09/10/2021, 09:28

(TN&MT) - Cùng với văn hóa cồng chiêng đặc sắc thì voi là biểu tượng bất biến gắn bó với người Tây Nguyên được săn bắt từ đại ngàn hùng vĩ bởi những dũng sĩ săn voi dũng mãnh được thuần dưỡng và nuôi như người bạn lớn trong mỗi gia đình M'nông, Ê-đê…Chính vì vậy, việc cúng sức khỏe cho voi cũng hết sức chu đáo, cẩn trọng cũng không kém phần ly kỳ.

Khi đến mùa con ong đi lấy mật, muôn hoa đua nở khoa sắc, cũng là lúc Buôn Đôn hòa vào cái thời khắc tươi vui rộn ràng trong không khí lễ hội tưng bừng cúng bến nước và lễ cúng sức khỏe cho voi. Lễ cúng voi diễn ra rất sôi động với nhiều thanh âm, sắc màu của các chiến tượng hùng dũng.

Theo già làng Y Ban Be, ông cũng từng là dũng sỹ săn voi có danh tiếng với những chiến tích săn voi lẫy lừng và có nhiều uy tín trong cộng đồng, am tường các lễ cúng, luật tục cổ xưa. Ngày trước, hầu như nhà nào cũng có voi, nhà nhiều có đến hàng chục con, nhà ít cũng 1-2 con. Bây giờ số lượng voi nhà chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Ngoài ra, số voi này trong nay mai sợ sẽ không còn do voi chết vì già, voi chết vì lao lực do phải phục vụ khách du lịch và chết do bị săn trộm.

Mặc dù voi được thuần chủng ở chung với người, nhưng thi thoảng chủ voi vẫn thả voi vào rừng để voi tự kiếm thêm thức ăn, được thoải mái tinh thần. Đi ăn như vậy voi được no, và được khỏe mạnh hơn nhờ ăn những cây cỏ có tác dụng chữa bệnh.  Nhưng thả voi vào rừng cũng gặp nhiều nguy hiểm, voi sẽ bị kẻ gian giết hại bất cứ lúc nào. 

Chuyện an táng voi cũng như người với thái độ nghiêm cẩn. Khi voi chết, chủ voi cùng vợ con rất đau buồn, khóc lóc thảm thiết như mất đi người thân. Voi chết thì đem chôn voi trong rừng sâu, rồi cũng chia của cho voi, làm lễ cúng, mang đồ ăn ra mộ nuôi voi, tâm tình với voi, làm lễ bỏ mả cho voi. Làm lễ cho người chết ra sao thì lễ an táng voi cũng như vậy”…. nói

Nhiều lần dự lễ cúng voi với nhiều điểm nhấn, trong ngày vui ấy, nỗi ưu tư của những người con Buôn Đôn, những người yêu voi, thương voi tuôn trào, họ bất lực trước lòng tham và sự tàn ác của một số người. Ban tổ chức luôn gióng lên những thông điệp về sự tồn vong của các “ông Bồ” trong tương lai. Họ tuyên truyền người dân, khách du lịch chùn tay trước sở thích sử dụng các vật phẩm như: Lông đuôi voi, nhẫn ngà voi, lược ngà voi… là tiếp tay cho tội ác tàn sát loài voi. Lễ cúng bến nước, cúng sức khỏe cho voi cũng nhằm giới thiệu đến du khách những nét đẹp trong phong tục, tập quán văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng sức khỏe cho voi.

 

Voi phục vụ du lịch ở Buôn Đôn.

 

Voi là biểu tượng bất biến gắn bó với người Tây Nguyên.

 

Số lượng voi ngày càng giảm số lượng, chính quyền ra sức kêu gọi bảo tồn.

 

Voi rất hiền, nhưng đến mùa giao phối rất hung dữ nên chủ xích chân để kìm hãm “ông bồ”.

 

Bài liên quan
  • Ấm áp lễ về nhà mới của người Ê Đê
    (TN&MT) - Để hoàn thành ngôi nhà sàn truyền thống, người Ê Đê làm rất công phu. Khi nhà hoàn thành, gia chủ thường chuẩn bị nghi lễ cúng nhà mới rất kỹ lưỡng, trang trọng. Lễ cúng này được chủ nhà mời bà con trong buôn đến dự, cả ngày các bếp trong nhà đỏ lửa với cầu mong Yang (thần linh) ban lành sức khỏe, mưa thuận gió hòa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO