Đà Nẵng: Tối ưu hoá nguồn lực quốc tế xây dựng thành phố môi trường

Lan Anh | 23/09/2022, 17:33

(TN&MT) - Ngày 23/9, Sở TN&MT TP. Đà Nẵng phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) tổ chức hội thảo quốc tế “Địa phương hóa và hợp tác hiệu quả, vì Đà Nẵng – Thành phố môi trường” nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để tối ưu hoá nguồn lực quốc tế, tăng cường địa phương hoá trong công tác bảo vệ môi trường.

Đại diện Văn phòng Biến đổi khí hậu, Năng lượng và Môi trường, các chuyên gia, cố vấn của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam; Cục Quản lý Tài nguyên Nước; đại diện các tổ chức, các đối tác (trong nước, quốc tế) lĩnh vực bảo vệ tài nguyên – môi trường; đại diện các Sở, ban, ngành, các cơ quan truyền thông đã tham dự hội thảo.

z3743803536597_3955e1dcd73e3ad3df06a0ef34a8eeeb-1-.jpg
Ông Võ Nguyên Chương – Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng phát biểu

Phát biểu tại Hội thảo, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho biết, với Đề án "Xây dựng thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2030", Đà Nẵng hiện là địa phương duy nhất của Việt Nam tiên phong phát triển theo định hướng TP môi trường. Trong đó, ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường trọng tâm, trọng điểm, kiểm soát tốt chất lượng môi trường; phấn đấu đến năm 2025 đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, có lộ trình đến năm 2030 theo hướng đô thị sinh thái.

Thực hiện Đề án này địa phương đã chủ động thu hút các nguồn lực đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành ở các địa phương. Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực từ bên ngoài đã và đang được triển khai với kết quả khả quan, tạo được tác động tích cực đối với công tác quản lý môi trường, góp phần nâng cao nhận thức, hành động về bảo vệ môi trường của người dân. 

Trong giai đoạn 2021- 2024, Đà Nẵng đã huy động hơn 70 tỷ đồng từ các dự án hợp tác quốc tế, qua đó cũng đã thiết lập được sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu từ các tổ chức đối tác trong và ngoài nước và các chuyên gia địa phương trong công tác triển khai các giải pháp, các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại địa phương. 

hoithao.jpg
Bà Vũ Thùy Dung, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế Bộ TN&MT cho biết, Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030, phù hợp với những mội dung hợp tác giữa Bộ TN&MT với USAID.

“Để Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và các văn bản quy định liên quan, đồng thời phù hợp với tính thực tiễn tại các địa phương, phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ, chúng tôi nhận thức rằng có rất nhiều những thách thức nhưng cũng không ít cơ hội. Chúng tôi tôi hi vọng sẽ nhận được những chia sẻ, trao đổi thông tin, xác định các rào cản và đề xuất nhiều nội dung, giải pháp phù hợp để tăng cường địa phương hoá trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các đối tác, hướng tới hỗ trợ Đà Nẵng thực hiện thành công Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030.”- ông Chương nhấn mạnh.

Đánh giá cao sáng kiến xây dựng “ Đà Nẵng – Thành phố Môi trường”, bà Ann Maxine Wallace – Giám đốc Văn phòng Biến đổi khí hậu, Năng lượng và Môi trường (USAID) cho biết, USAID cam kết đồng hành cùng Đà Nẵng trong cải thiện chất lượng môi trường và sức khỏe người dân một cách bền vững.

Các dự án nhận tài trợ trong khuôn khổ Sáng kiến Địa phương của USAID tại Việt Nam gồm: Dự án “Chung tay Hành động Bảo vệ nguồn nước - CAWACON (CECR); Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” - LSPP (Green Hub); Dự án Các hoạt động địa phương Việt Nam vì Sức khỏe môi trường (PHAD); Dự án “Chung tay vì Không khí sạch” - CAfCA (Live&Learn). Trong đó có ba dự án đang trực tiếp hợp tác chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, cũng như Chi cục Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng bao gồm CAWACON, LSPP và CafCA.

img_7513.jpg
Các chuyên gia, đại diện địa phương chia sẻ kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường

“Hội thảo này đặt một dấu mốc cụ thể cho sự hợp tác tiếp tục giữa các tổ chức nhà nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác nhằm xây dựng Đà Nẵng – thành phố sinh thái trong tương lai” – bà Ann Maxine Wallace, nhìn nhận.

Thay mặt Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường, bà Vũ Thùy Dung khẳng định, Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030, rất phù hợp với những mội dung hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với USAID.

Ngày 28/1/2022, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành và bà Marie Yastishock, Giám đốc USAID Việt Nam đã chính thức ký kết một MOU, xác định các lĩnh vực hợp tác bảo vệ môi trường gồm: Quản lý chất lượng không khí; Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và an ninh nguồn nước; Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; Quản lý và tái chế chất thải rắn, rác thải nhựa (đại dương) và Giảm phát thải gây ra biến đổi khí hậu.

hoithao1.jpg
Đà Nẵng là địa phương nhận được nhiều sự hỗ trợ, hợp tác quốc tế để sớm triển khai phân loại rác tại nguồn

“Đặc biệt, hợp tác nhấn mạnh đến nhiệm vụ thúc đẩy các sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường, định hướng và tạo điều kiện nâng cao năng lực cho các tổ chức/mạng lưới địa phương, để cùng giải quyết các thách thức về ô nhiễm môi trường, thông qua những phương pháp tiếp cận tác động (hành động) tập thể. USAID sẽ tích cực hỗ trợ (kỹ thuật) để xây dựng và thực thi chính sách giảm thiểu ô nhiễm; triển khai các sáng kiến hành động tập thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

Quan trọng nữa, là nâng cao năng lực cho các bên liên quan, triển khai thành công và duy trì bền vững hiệu qua các sáng kiến tác động tập thể” – bà Vũ Thùy Dung nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã tập trung thảo luận cách tiếp cận địa phương hoá trong công tác bảo vệ môi trường cùng các khía cạnh hợp tác quốc tế như tăng cường năng lực cho địa phương, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số,  chuyển đổi cơ sở dữ liệu....

 Theo Sở TN&MT Đà Nẵng giai đoạn tới, Đà Nẵng tập trung huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật để xây dựng "Đà Nẵng – Thành phố môi trường", thành phố sinh thái; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản; xây dựng xã hội tái chế hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn…..

Bài liên quan
  • Đà Nẵng: Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thu gom, xử lý rác thải
    UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành công văn số 5156/UBND-ĐTĐT giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện phối hợp các đơn vị hữu quan triển khai thực hiện Công văn số 198/HĐND-ĐT ngày 9/9/2022 của HĐND thành phố về việc liên quan đến công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố và tình hình quản lý, hoạt động của Bãi rác Khánh Sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO