Đà Nẵng: Tiếp tục lỡ hẹn, lùi thời gian di dời bãi rác Khánh Sơn thêm 4 năm

10/10/2018, 13:22

(TN&MT) - Theo dự kiến, năm 2022, thành phố Đà Nẵng mới có thể di dời bãi rác Khánh Sơn thay vì vào năm 2019 như lãnh đạo đã từng hứa trước đây. Tuy nhiên, việc di dời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý kiến của các cơ quan tư vấn chuyên môn về tài nguyên và môi trường, các vấn đề xã hội khác.

Mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác tập kết về bãi rác Khánh Sơn
Mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác tập kết về bãi rác Khánh Sơn

Chiều 9/10, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức cuộc họp đối thoại với người dân phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu để tìm giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm nghiêm trọng của bãi rác Khánh Sơn. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn- Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chủ trì với sự tham dự của đại diện Sở TN&MT Đà Nẵng, UBND quận Liên Chiểu, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng và hơn 100 người dân sinh sống lân cận bãi rác Khánh Sơn.

Chính quyền thất hứa nhiều lần

Tại buổi đối thoại, bà Nguyễn Thị Thành, trú tổ 162 phường Hoà Khánh Nam cho rằng, người dân ở đây chịu cảnh ô nhiễm của bãi rác Khánh Sơn đã kéo dài 28 năm nay, khiến sức khỏe giảm sút, gây bệnh tật, đời sống kinh tế khó khăn. Khi người dân phản ánh ô nhiễm, Công ty Môi trường đô thị mới xử lý mùi hôi. Nhưng được vài ngày sau đó mọi việc lại như cũ.

“Đà Nẵng nổi danh là nơi đáng sống, nhưng sau lưng thành phố chính là bãi rác Khánh Sơn, nơi chúng tôi đã sống bao thế hệ và chịu đựng mùi hôi thối cho đến khói bụi. Liệu điều đó có công bằng với chúng tôi không?”- bà Thành bức xúc.

Theo nhiều người dân sống gần bãi rác Khánh Sơn thì ngoài việc phát sinh mùi hôi thối, bãi rác trên còn gây ô nhiễm môi trường bởi nước rỉ rác. Hệ thống xử lý nước rỉ rác được xây dựng, vận hành quá lâu đã xuống cấp. Đặc biệt là gần đây, tại bể phốt hầm chứa rác của bãi rác Khánh Sơn có tình trạng đổ rác thải chung với phân, bùn cống, bùn thủy sản… nên xảy ra mùi hôi thối rất nặng. Trước tình trạng trên, vào các ngày 22-23/9/2018 vừa qua, nhiều người dân sống gần bãi rác đã bức xúc phản ứng tiêu cực bằng cách là chặn xe chở rác vào bãi rác.

Người dân khu vực Đà Sơn sống chung với nguồn nước rỉ đen ngòm
Người dân khu vực Đà Sơn sống chung với nguồn nước rỉ đen ngòm

Bà Hồ Thị Hiệp, trú tổ 69, phường Hòa Khánh Nam cũng cho rằng việc bãi rác này gây ô nhiễm kéo dài như vậy, các cấp chính quyền từ TP đến quận, phường đều biết. Việc người dân nhiều lần chặn xe rác, yêu cầu chính quyền vào cuộc cũng là điều bất đắc dĩ bởi đã nhiều lần đến cam kết với người dân sẽ đóng cửa bãi rác này vào năm 2019, song chỉ còn 3 tháng nữa là hết hạn vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Mới đây, chính quyền lại tiếp tục gia hạn đóng cửa bãi rác, người dân tại đây vẫn phải tiếp tục chịu sự đe dọa ngày trầm trọng từ ô nhiễm môi trường mà bãi rác Khánh Sơn gây ra.

“Mấy chục năm sống chung với ô nhiễm, dân Đà Sơn và Khánh Sơn dường như ăn cũng nghĩ tới rác, ngủ cũng nghĩ tới rác. Chúng tôi tha thiết xin chính quyền thành phố sớm giải quyết việc di dời bãi rác để trả lại cho người dân bầu không khí trong lành”- bà Hiệp đề nghị.

Cam kết sẽ hạn chế đến mức tối đa ô nhiễm từ bãi rác

Bãi rác Khánh Sơn có diện tích 32,4ha, tọa lạc tại tại khu vực Khánh Sơn và Đà Sơn, thuộc phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng). Đây là bãi rác hoạt động từ năm 2007, là nơi tiếp nhận nguồn rác thải trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Tại bãi rác có 5 hộc chôn rác với tổng diện tích 13,83ha; trong đó hiện đã có 2 hộc chôn rác đã được lấp đầy, phủ tấm HPDE và đóng cửa; 2 hộc chôn rác tạm thời ngừng tiếp nhận rác thải vì cũng đã chứa nhiều rác; hộc chôn rác còn lại đã bắt đầu tiếp nhận rác từ ngày 9/6/2017. Dự kiến các hộc chôn rác lấp đầy rác vào cuối năm 2020.

Người dân chặn xe chở rác vào bãi tập kết Khánh Sơn
Người dân chặn xe chở rác vào bãi tập kết Khánh Sơn

Ông Nguyễn Đình Anh- Phó Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết, trước nạn ô nhiễm từ bãi rác Khánh Sơn, lãnh đạo TP đã và đang triển khai các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm của bãi rác này. UBND thành phố yêu cầu Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng từ ngày 29/9/2018 phải lắp đặt 02 camera quan sát xoay 360 độ tại khu vực bãi đổ rác hiện tại để thực hiện việc giám sát công tác xử lý rác thải; từ ngày 22/9/2018 tiến hành thu hẹp phạm vi đổ rác còn khoảng 2.000 m2 đồng thời phủ đất với tần suất 2 ngày/lần đảm bảo việc giám sát; từ ngày 21/09/2018 phải tăng cường phun chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi lên 6 lần/ngày; đồng thời từ ngày 25/09/2018 phải chọn vị trí ở phía Đông Nam của Bãi rác để tập kết đất phủ dự phòng nhằm chủ động trong công tác phủ đất.

Đối với các loại chất thải của nhà máy bia và bùn cống, bùn thủy sản, khi được vận chuyển, tập kết đến bãi rác Khánh Sơn phải tiến hành tách biệt bùn thải khỏi rác thải sinh hoạt, tập trung về khu vực phía Tây của hộc rác số 5 và xử lý trong ngày. Đối với bùn cống, bể phốt hầm cầu cần thực hiện xử lý san gạt, phun chế phẩm, phủ đất trong ngày.

Ngoài những biện pháp trên, UBND TP. Đà Nẵng cũng yêu cầu Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng tiến hành thực hiện phủ bạt HDPE tạm thời tại các hộc chôn lấp đang đóng cửa tạm thời từ ngày 20/10/2018.

Vào ngày 28/9/2018, UBND TP cũng chỉ đạo họp kiểm điểm trách nhiệm của Ban lãnh đạo Xí nghiệp Quản lý bãi và Xử lý chất thải đã để xảy ra ô nhiễm kéo dài tại bãi rác Khánh Sơn. Đồng thời đề nghị, nếu còn người dân phản ánh về mùi hôi và thái độ làm việc sẽ thay thế Giám đốc Xí nghiệp.

Người dân bức xúc phản ánh nỗi khổ khi sống cạnh bãi rác Khánh Sơn tại buổi đối thoại
Người dân bức xúc phản ánh nỗi khổ khi sống cạnh bãi rác Khánh Sơn tại buổi đối thoại

Cũng theo ông Nguyễn Đình Anh, việc xử dụng chế phẩm khử mùi hôi tại bãi rác Khánh Sơn và tuyến mương thoát nước rỉ rác đi qua khu dân cư hiện nay, Sở TN&MT đã chỉ đạo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng phối hợp với UBND phường Hòa Khánh Nam công khai thông tin về loại chế phẩm sinh học sử dụng để người dân nắm (chế phẩm sử dụng là loại L2100CHV được Bộ Tài nguyên và Môi trường Chứng nhận lưu hành sản phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam số 48/LH-CPSHMT ngày 12/11/2013).

Về xử lý nước rỉ rác, theo ông Anh, dự kiến đến ngày 15/10/2018 tới đây sẽ đưa toàn bộ nước rỉ rác về hệ thống xử lý mới, công suất 700 m3/ngày đêm. Với quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mới nước rỉ rác sau xử lý sẽ đảm bảo quy chuẩn theo quy định (giảm mùi hôi, độ đục).

Kết luận buổi đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Tuấn- Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng thống nhất quy trình xây dựng vận hành bãi rác đã được thẩm định, phê duyệt làm cơ sở sở để các tổ chức có liên quan và người dân trực tiếp thực hiện việc giám sát. Công việc này phải hoàn thành trước ngày 20/10/2018.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết đến 2020 mới có thể di dời bãi rác Khánh Sơn
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết đến 2020 mới có thể di dời bãi rác Khánh Sơn

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Đà Nẵng kiểm tra lại các lò đốt, đồng thời xử lý ngay các tồn tại, đảm bảo tính phù hợp trong quá trình vận hành. Công ty phải chấm dứt ngay việc đổ chung phân bể phốt, bùn công nghiệp vào khu vực rác sinh hoạt, có giải pháp phủ đất và phun chế phẩm khử mùi. Công việc được tổ chức thực hiện định kỳ, thường xuyên dưới sự giám sát của Sở TN&MT Đà Nẵng và người dân địa phương.

Về thời điểm di dời bãi rác Khánh Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn thông tin, lãnh đạo thành phố sẽ nghiên cứu và sớm có văn bản trả lời người dân. Dự kiến đến năm 2022 sẽ di dời bãi rác Khánh Sơn.

“Hiện nay chính quyền TP vẫn đang nỗ lực, kiên quyết và nghiêm túc thực hiện các giải pháp mà các cơ quan, đơn vị có liên quan đã tham mưu, đặt ra để giảm thiểu đến mức tối đa ô nhiễm từ bãi rác Khánh Sơn. Hiện UBND TP cũng đang tiếp tục tham mưu để HĐND TP sớm có văn bản, đưa ra thời hạn đóng cửa bãi rác này”- ông Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định.


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO