Đà Nẵng: Sẽ di dời lò giết mổ gia súc ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

Lan Anh | 25/03/2021, 07:24

(TN&MT) - Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Nẵng là “điểm nóng” ô nhiễm môi trường nhiều năm nay. Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần xử phạt nhưng việc khắc phục không triệt để. Để xử lý dứt điểm tình trạng này, lãnh đạo TP. Đà Nẵng thống nhất chủ trương sớm tìm một khu đất mới để di dời lò mổ trên ra khỏi khu dân cư.

Ngày 24/3, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã có buổi kiểm tra thực tế tại Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Nẵng về tình hình ô nhiễm, công tác di dời trung tâm này ra khỏi khu dân cư.

Theo báo cáo của Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, những tồn tại chủ yếu hiện nay tại Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Nẵng là việc nhốt gia súc để chờ giết mổ gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, tình trạng xe vận chuyển ra, vào Trung tâm trong khung giờ từ 15 - 19 giờ hàng ngày, làm phát tán mùi hôi, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Mặc dù trung tâm đã áp dụng nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để tình trạng ô nhiễm tại khu vực này.

Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Sơn đang gây ra ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng cho biết, Công ty TNHH MTV chế biến thực phẩm Đà Nẵng (Công ty quản lý Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Nẵng) đảm nhận hơn 80-85% nhu cầu giết mổ gia súc, gia cầm của thành phố Đà Nẵng. Công ty này phải thường xuyên hoạt động trong điều kiện quá tải, đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết, nhu cầu giết mổ tăng gấp 2 lần so với thiết kế dẫn đến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, Công ty cũng không đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (nằm trong khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách 500m). Việc lập quy hoạch Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương chọn địa điểm nhiều lần nhưng đến nay còn gặp nhiều vướng mắc (phạm vi giải tỏa rộng, kinh phí lớn trong khi quỹ đất thành phố hạn chế).

Trung tâm giết mổ không đảm bảo các vấn đề xử lý ô nhiễm

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, hiện Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Sơn đang gây ra ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi nặng nề. Nguyên nhân cơ bản là việc đầu tư đổi mới công nghệ ở Trung tâm chưa thực sự được Công ty quản lý quan tâm, thực tế cơ sở vật chất tại đây xuống cấp, việc giết mổ thì không theo quy trình khép kín, tạo ra mùi hôi. Năm 2019 Trung tâm đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường phạt 264 triệu đồng do xử lý nước thải chưa đảm bảo, mới đây Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP xử phạt 115 triệu đồng.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, Đà Nẵng cần nhanh chóng di dời Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm này đến một vị trí khác phù hợp, tránh diễn ra tình trạng ô nhiễm kéo dài. Tại địa điểm mới phải đầu tư mới công nghệ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi kiểm tra thực tế Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Nẵng, ông Lương Nguyễn Minh Triết - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng đề nghị Sở Xây dựng khẩn trương tìm và đề xuất các địa điểm để xem xét di dời Trung tâm.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng và đoàn công tác nghe báo cáo tại trung tâm giết mổ

Tại địa điểm mới phải nghiên cứu các tiêu chuẩn về môi trường, tính toán hệ số áp dụng công nghệ mới. Trong tháng 4/2021, Sở Xây dựng phải báo cáo UBND thành phố về công tác tìm địa điểm di dời.

Ông Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu Công ty TNHH MTV chế biến thực phẩm Đà Nẵng phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng; quản lý môi trường đảm bảo tiêu chuẩn xả thải, đầu tư hệ thống quan trắc tự động.

Đối với quận Liên Chiểu, Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị phải thường xuyên giám sát Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm Đà Nẵng và có báo cáo phản ánh về tình trạng ô nhiễm.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát tình hình sử dụng đất toàn bộ khu vực xung quanh Trung tâm này để quản lý và có đề xuất xử lý kịp thời.

Bài liên quan
  • Đà Nẵng: Khai thác đất trái phép gây ô nhiễm  khu vực nghĩa trang Hòa Sơn
    (TN&MT) - Là nơi an nghỉ của người đã khuất nhưng tình trạng khai thác đất trái phép, gây ô nhiễm tại khu vực nghĩa trang Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng vẫn luôn tấp nập. Mỗi ngày, hàng trăm xe tải lớn ầm ầm nối đuôi nhau ra vào dù chưa được cấp phép sử dụng đường nội bộ nghĩa trang Hòa Sơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
  • Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm hưởng ứng tháng hành động về môi trường và truyền thông tới người dân chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học. Vừa qua UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn triển khai đồng bộ giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
    (TN&MT) - Với thực trạng phát thải khoảng 1 triệu tấn chất thải nhựa/năm, ngành nông nghiệp đang thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa một cách có hệ thống, hướng tới nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Vinh danh các thương hiệu kinh doanh xanh toàn cầu
    (TN&MT) - Dự kiến vào tháng 7/2023, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế toàn cầu và Lễ công bố Thương hiệu xuất sắc toàn cầu 2023. Một trong các hạng mục chính là Nhãn xanh toàn cầu 2023.
  • Điểm sáng trong công tác bảo tồn động vật hoang dã ở Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) – Những năm gần đây tại Thừa Thiên Huế, nhiều loài động vật quý hiếm đã được người dân tự nguyện giao nộp để thả về môi trường tự nhiên, qua đó cho thấy sự quan tâm của cộng đồng trong công tác bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD), góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn.
  • Lợi ích từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) người dân huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu ngày càng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện nhờ đó ngày càng phát triển xanh tốt, tỷ lệ che phủ rừng tăng qua từng năm.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phù Yên (Sơn La): Đẩy mạnh thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt
    (TN&MT) - Năm 2023, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang triển khai thực phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn thị trấn và 3 xã Quang Huy, Huy Bắc, Huy Hạ. Phấn đấu đến hết năm, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại đô thị đạt 93%; tại nông thôn đạt 88%. Góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về môi trường theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, huyện.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai
    (TN&MT) - Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ TN&MT vừa ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO