Đà Nẵng: Người dân miền núi Hòa Vang kiếm hàng trăm triệu từ nuôi heo rừng

Võ Hà | 09/07/2021, 12:10

(TN&MT) - Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, anh Lê Văn Hoàng, người dân tộc Cơ Tu ở thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang đã tiên phong đầu tư, phát triển mô hình nuôi heo rừng lai. Đến nay, anh Hoàng đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Bốn năm trước, nắm bắt xu hướng tiêu thụ thực phẩm sạch, anh Lê Văn Hoàng đã vay mượn tiền từ người thân cùng với số vốn tích lũy để đầu tư trang trại nuôi heo rừng lai theo hình thức bán hoang dã. Anh đã cần cù, chịu khó học hỏi cách nuôi heo từ những người đi trước, tham quan các trại chăn nuôi trong và ngoài địa bàn xã, tìm hiểu kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, ngay từ lứa đầu tiên, đàn heo của anh phát triển tốt, con giống khỏe mạnh. Anh đã tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích chuồng nuôi để nhân đàn. 

heo1.jpgAnh Lê Văn Hoàng vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ mô hình nuôi heo rừng lai

Theo anh Lê Văn Hoàng, heo rừng lại thích nghi với khí hậu ở miền núi, dễ nuôi và không tốn nhiều thức ăn, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn của heo rừng rất đơn giản chỉ có rau lang, củ quả, cây chuối băm, hèm bia, cám gạo, lá rừng…. Một ngày anh Hoàng chỉ cho ăn một lần, rồi thả heo ra vườn để nó tự kiếm thức ăn ngoài tự nhiên. Vì chăn thả nên heo rừng chậm lớn hơn heo thường, trung bình heo nuôi 7 tháng đạt khoảng 30 - 40 kg có thể xuất bán. Tuy nhiên, thịt heo rừng lai săn chắc, ít mỡ, có giá trị dinh dưỡng cao.

Hiện nay, tổng đàn heo rừng của anh Hoàng là 200 con được chăn thả trong 2 trang trại, mỗi trang trại rộng 10.000 m2, trong đó diện tích chuồng nuôi khoảng 200 m2, không gian còn lại là vườn cỏ tự nhiên để heo vận động, ủi đất tự tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra còn có vườn rau trồng cho heo ăn, đầm nước để heo tắm khi vào mùa nắng nóng, cổng lưới rào kiên cố. Năm 2019, anh Hoàng xây hầm chứa 28 m3 để xử lý chất thải, đảm bảo an toàn chăn nuôi và tránh việc gây ô nhiễm môi trường.

Anh Hoàng cho hay, khi người tiêu dùng bất an với nạn sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc trong chăn nuôi thì trang trại heo rừng của anh trở thành địa chỉ tin cậy, được bà con xa gần tìm đến, có thời điểm không đủ hàng để bán. Bình quân mỗi năm, gia đình anh thu lãi hơn 250 triệu đồng từ trang trại nuôi heo rừng.

“Vì heo rừng lai dễ thích nghi với điều kiện thời tiết thất thường, nên yếu tố xây dựng chuồng trại không quá khắt khe. Chỉ cần yên tĩnh, xa khu dân cư để heo không bị hoảng sợ, chuồng trại tránh được mưa gió. Nếu so với các mô hình phát triển kinh tế khác thì nuôi heo rừng mang lại nguồn kinh tế ổn định hơn. Nhờ đó mà tôi vươn lên làm giàu” - anh Hoàng chia sẻ.

Chia sẻ về định hướng tới, anh Hoàng cho biết ngoài bán số heo rừng giống đã được khách hàng dặn trước, anh sẽ ưu tiên bán trả chậm cho bà con trong thôn. Bởi heo rừng dễ nuôi, vốn đầu tư ban đầu thấp, lại ít rủi ro, xem đây như việc làm thiết thực cùng địa phương giảm nghèo bền vững.

Mô hình nuôi heo rừng của anh Hoàng đang được chính quyền xã Hòa Phú nhân rộng

Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết, thấy heo rừng dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, dịch bệnh gần như không có mà hiệu quả đem lại khá cao, chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng mô hình này theo hướng phát triển trang trại của anh Lê Văn Hoàng.

Ông Nguyễn Kim Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Đà Nẵng cho biết: Trước đây, cuộc sống đồng bào dân tộc Cơ Tu rất khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào rừng. Vài năm trở lại đây, nhiều hộ đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo bằng nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả.

“Anh Hoàng đã làm giàu ngay tại quê hương bằng cách mở trang trại nuôi heo rừng và tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số tại quê hương. Riêng với anh Hoàng là một trong những người nông dân thời đại mới có ý chí vươn lên tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật. Đặc biệt anh còn là người dân tộc thiểu số về tấm gương điển hình trong sản xuất giỏi của thành phố Đà Nẵng" - ông Dũng cho hay.

Bài liên quan
  • Mường Chà (Điện Biên): Đồng bào DTTS giữ rừng nhờ chính sách chi trả DVMTR
    (TN&MT) - Từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) , nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng và hộ nhận khoán rừng ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên từng bước được nâng lên. Đặc biệt, chính sách này đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO