Đà Nẵng: Lo quá tải bãi rác Khánh Sơn

16/04/2019, 14:50

(TN&MT) - Những ngày qua, người dân Đà Nẵng thấp thỏm âu lo khi Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cho hay, đến thời điểm này, bãi rác Khánh Sơn (ở quận Liên Chiểu) chỉ còn hơn 250 ngày nữa là đầy rác. Việc cấp bách bây giờ là tìm nơi để xây dựng bãi tập kết rác mới. Nếu không, trong thời gian tới, thành phố sẽ ngập rác, trở thành “thành phố chết”… Báo Tài nguyên & Môi trường đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Thanh Phúc - Chủ tịch HĐQT Cty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

PV: Tình trạng rác thải ở Đà Nẵng đang nóng dần lên không phải câu chuyện ô nhiễm, mà rác sẽ đổ về đâu trong thời gian tới, ông ý kiến về vấn đề này?

Ông Phạm Thanh Phúc:  Bãi rác Khánh Sơn do Dự án Thoát nước và vệ sinh Môi trường TP. Đà Nẵng đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới và bàn giao cho Công ty vận hành từ năm 2007. Sau hơn 10 năm hoạt động, lượng rác chôn lấp hơn 4 triệu tấn chất thải rắn thông thường (sinh hoạt, công nghiệp không nguy hại, y tế không nguy hại, bùn từ hệ thống thoát nước...). Qua tính toán sơ bộ của Công ty thì khả năng đến tháng 9 năm 2019 bãi rác Khánh Sơn sẽ đạt cao trình theo hướng dẫn vận hành của Ngân hàng Thế giới.

PV:Bãi rác Khánh Sơn (ở quận Liên Chiểu) chỉ còn hơn 250 ngày nữa là đầy rác, vậy ông có thể nói về kế hoạch để giải phóng áp lực bãi chôn lấp rác?

Ông Phạm Thanh Phúc:Vấn đề xử lý rác thải đã được Đà Nẵng quan tâm nhiều năm trước đây. Năm 2009, cho phép Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý, tái chế rác thải với công suất 620 tấn/ngày đêm, đơn vị đã đưa vào vận hành. Tuy nhiên, sau một thời gian thì dừng do nhiều yếu tố khác nhau.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho hay, đến thời điểm này, bãi rác Khánh Sơn (ở quận Liên Chiểu) chỉ còn hơn 250 ngày nữa là đầy rác. Việc cấp bách bây giờ là tìm nơi để xây dựng bãi tập kết rác mới. Nếu không, trong thời gian tới, thành phố sẽ ngập rác, trở thành “thành phố chết”…
Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho hay, đến thời điểm này, bãi rác Khánh Sơn (ở quận Liên Chiểu) chỉ còn hơn 250 ngày nữa là đầy rác. Việc cấp bách bây giờ là tìm nơi để xây dựng bãi tập kết rác mới. Nếu không, trong thời gian tới, thành phố sẽ ngập rác, trở thành “thành phố chết”… 

Năm 2016, thành phố đã có chủ trương quy hoạch khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR) tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang và thuê Ngân hàng Châu Á (ADB) làm tư vấn để kêu gọi đầu tư Nhà máy xử lý rác theo hình thức PPP. Tuy vậy, việc triển khai rất chậm, chưa có kết quả thiết thực.

Để giải quyết vấn đề xử lý rác, đầu tháng 4 năm 2019, Chủ tịch UBND thành phố đã có ý kiến chỉ đạo các sở, ban, ngành: Rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục đối với việc triển khai Nhà máy xử lý rác; triển khai phân loại rác thải tại nguồn trong năm 2019; đẩy nhanh tiến độ Dự án Nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại bãi rác Khánh Sơn như: mở rộng hộc số 6, nghiên cứu mở rộng hộc chôn lấp số 7; nâng cao trình bãi rác Khánh Sơn hiện hữu... hướng dẫn Công ty Cổ phần Môi trường Việt Nam triển khai dự án Nhà máy xử lý CTR rắn tại bãi rác Khánh Sơn theo công nghệ đốt, phát điện.

PV: Việc cần làm nhất hiện nay là gì, thưa ông?

Ông Phạm Thanh Phúc: Trước mắt, Công ty tăng cường đầm nén lớp rác, phân bổ vị trí chôn lấp để giảm thể tích chôn lấp. Theo chỉ đạo của UBND thành phố, Công ty đã thuê đơn vị tư vấn lập phương án nâng cao trình bãi rác để tăng sức chứa của bãi rác Khánh Sơn để tiếp tục vận hành chôn lấp cho đến khi các dự án về xử lý chất thải rắn được đầu tư đưa vào sử dụng. Công ty đang nghiên cứu thay thế việc phủ lớp rác đã đạt cao trình bằng đất có độ dày 0,2 m lớp bằng vật liệu khác để giảm chiều cao, tăng sức chứa bãi rác để trình Sở TNMT báo cáo UBND thành phố.

Ông Phan Thanh Phúc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng trăn trở về những chông gai mà Đà Nẵng phải hướng đến để biến rác thành “tài nguyên”… sinh thái
Ông Phan Thanh Phúc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng trăn trở về những "chông gai" mà Đà Nẵng phải hướng đến để biến rác thành “tài nguyên”… sinh thái


PV: Đà Nẵng trong tương lai phải là thành phố môi trường của châu lục và thế giới. Kế hoạch để điều đó thành hiện thực như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Thanh Phúc: Thành phố cũng đã có quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở quy hoạch này thành phố cần hỗ trợ, kêu gọi thêm nhà đầu tư có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện Nhà máy xử lý rác có công nghệ tiên tiến để tái sinh, tái sử dụng; có giải pháp xử lý khôi phục lại các hộc chôn lấp tại Khánh Sơn để có thể xử lý lượng tro xỉ, tro bay từ Nhà máy của Công ty CP Môi trường Việt Nam sau này để giải quyết bài toán chất thải rắn. Triển khai có hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn.

Tỉ lệ nhựa trong rác thải của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung còn rất cao. Do vậy, đối với người dân cần thay đổi thói quen sử dụng các vật dụng bằng nhựa
Tỉ lệ nhựa trong rác thải của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung còn rất cao. Do vậy, đối với người dân cần thay đổi thói quen sử dụng các vật dụng bằng nhựa


Tỉ lệ nhựa trong rác thải của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung còn rất cao, khả năng phân hủy khi chôn lấp kéo dài. Do vậy, đối với người dân cần thay đổi thói quen sử dụng các vật dụng bằng nhựa, tăng cường sử dụng các vật liệu dễ phân hủy trong sinh hoạt.

PV: Chính quyền cũng như người dân Đà Nẵng đang ấp ủ biến rác thải thành “tài nguyên” sinh thái, vậy ông cho biết, ý tưởng của mình và hướng đi của thành phố để con đường đó thành hiện thực?

Ông Phạm Thanh Phúc: Trong những năm qua, Công ty là đơn vị duy nhất thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn thành phố, với kinh nghiệm của mình Công ty đã đề xuất UBND thành phố hỗ trợ Công ty trong vấn đề thu gom rác thải nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý rác thải. Trên cơ sở này, thành phố đã có chủ trương thực hiện phân loại rác thải tại nguồn trong năm 2019, qua đó sẽ thay đổi được thói quen của người dân trong việc phát thải rác.

UBND thành phố cần xem xét tiếp tục kéo dài các hoạt động xử lý chất thải tại khu vực Khánh Sơn bằng cách thay đổi các công nghệ tiên tiến hơn để đáp ứng yêu cầu về môi trường trong thời gian đến. Thành phố đã giao Sở Xây dựng nghiên cứu phương án quy hoạch toàn bộ bãi rác Khánh Sơn thành khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn sinh thái.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!


(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội: Vận động người dân chấp thuận đền bù nâng công suất bãi rác Xuân Sơn
    Ngày 29-5, đại diện lãnh đạo UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, địa phương đang tuyên truyền rộng rãi và áp đơn giá đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Kết luận về chính sách hỗ trợ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án di dân vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m) của bãi chôn lấp rác thải huyện Ba Vì kết hợp trồng cây xanh tạo hành lang cách ly.
  • “Mô hình ngôi nhà xanh” bảo vệ môi trường, hỗ trợ gia đình khó khăn
    (TN&MT) – “Mô hình ngôi nhà xanh” là một trong những mô hình sáng tạo, mang lại hiệu quả của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái nhằm hạn chế rác thải nhựa và tạo được nguồn quỹ hỗ trợ các hội viên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
  • Thời tiết 29/5: Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa rào rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 29/5 tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; sau có mưa rào và dông vài nơi; ngày có nắng, vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Hàng trăm đoàn viên thanh niên Sơn La ra quân Ngày Chủ nhật xanh
    (TN&MT) - Ngày 28/5, tuổi trẻ toàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt triển khai các hoạt động ra quân Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc lần thứ 2, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, ngày Đại dương thế giới, Tháng hành động vì môi trường 2023.
  • Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2023, sáng 28/5 tại Thanh Hóa, các Khối thi đua số I, Khối thi đua số II Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT Thanh Hoá, UBND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng.
  • Thời tiết ngày 28/5: Nam Bộ tiếp tục mưa to, Bắc Bộ nắng trở lại
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/5, thời tiết Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, trong ngày có mưa rào nhiều nơi. Riêng Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện trở lại nhiều nơi.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO