Đà Nẵng: Hai học sinh lớp 11 sáng kiến đề phòng sạt lở đất

Võ Hà | 27/11/2021, 19:23

(TN&MT) - Chứng kiến những cảnh tượng đau thương, thiệt hại nặng nề về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhóm học sinh Nguyễn Thị Thanh Vân và Châu Vĩnh Phúc lớp 11 trường Trung học phổ thông Thanh Khê (Đà Nẵng) đã nghiên cứu và tìm ra cách thực hiện đánh giá nguy cơ sụt trượt mái đất theo cách thủ công và đơn giản nhất để phòng chống sạt lở. Sản phẩm của các em vừa được trao giải Nhì cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường năm 2021.

Em Nguyễn Thị Thanh Vân, đại diện nhóm tác giả của đề tài nghiên cứu chia sẻ, sạt lở mái đất gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của người dân, nhất là trong mùa mưa bão. Trên thực tế còn rất nhiều công trình nhà cửa của bà con vùng núi được xây dựng sát ven đồi, thậm chí đào đất tạo mặt bằng, tạo vách đất dựng đứng ngay bên hông nhà mà không có kiến thức để phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn nên có thể xảy ra sụt trượt bất cứ lúc nào.

Để thực nghiệm và cho các con số chính xác phục vụ nghiên cứu, nhóm đã tiến hành đo đạc các khu vực đồi núi tại xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng.

Vấn đề cấp bách đặt ra là làm sao để đơn giản hóa việc đánh giá mái dốc, sườn taluy được dễ dàng và ít kinh phí, người dân cũng tự thực hiện được để tự đề phòng tài sản và tính mạng của mình khi xây dựng nhà ven đồi. Do đó, nhóm dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thái Thị Ngọc đã nghiên cứu và bước đầu đưa ra cách thực hiện đánh giá nguy cơ sụt trượt mái đất theo cách thủ công và đơn giản nhất, góp phần bước đầu phòng tránh sạt lở đất.

“Để đánh giá nguy cơ sạt lở yêu cầu phải khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, thí nghiệm cơ lý đất đá, thiết kế tính toán bằng phần mềm chuyên dụng. Thế nhưng với điều kiện về kinh tế và kiến thức của người dân thì khó có thể giải quyết được vấn đề đó. Đề tài của chúng em đã khắc phục được 2 yếu tố này, người dân có thể tự thực hiện đánh giá, từ đó cân nhắc việc đào mái đất để làm mặt bằng, làm nhà ở tránh sạt lở ảnh hưởng đến cuộc sống. Đây là giải pháp chưa được nghiên cứu và áp dụng trước nay” - em Nguyễn Thị Thanh Vân chia sẻ.

Đề tài nghiên cứu của nhóm được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng giới hạn trong cơ học đất.

Em Châu Vĩnh Phúc chia sẻ, đề tài nghiên cứu của nhóm được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết cân bằng giới hạn trong cơ học đất. Theo tài liệu chuyên ngành về cơ học đất cho thấy, mái dốc đất đá luôn có một góc dốc so với phương nằm ngang ở trạng thái cân bằng (gọi là góc nghỉ của đất), khi góc dốc lớn hơn góc nghỉ thì mất ổn định trượt, còn khi góc dốc nhỏ hơn góc nghỉ thì mái đất ổn định. Đề tài hướng tới tìm phương pháp đơn giản.

Đầu tiên dựa vào bề mặt lộ thiên của mái taluy (hoặc đào các hố đào nhỏ) để nhận biết các loại đất, đá khác nhau dọc theo bề mặt mái dốc và xác định trạng thái của các lớp đất (theo Quy trình nhận biết đất đá ngoài hiện trường). Các số liệu cơ lý của mái đất được nhóm dùng phương pháp tương đương tức là so sánh các lớp đất ở mái dốc thực tế với các loại đất trong Bảng cơ sở dữ liệu kết quả thí nghiệm cơ lý đất (Bảng số liệu này được tổng hợp thống kê của một số phòng thí nghiệm chuyên ngành, kết hợp với kinh nghiệm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực địa kỹ thuật) để đưa vào tính toán góc nghỉ của từng lớp đất, để từ đó đánh giá được mái taluy hiện tại đang có nguy cơ sạt trượt hay không trong điều kiện tự nhiên hay trong điều kiện mưa bão dài ngày đất bị bão hòa. Theo đó, người dân có thể tự xử lý bằng cách đào bạt để giảm độ dốc mái taluy đến được ngưỡng an toàn.

Để thực nghiệm và cho các con số chính xác phục vụ nghiên cứu, nhóm đã tiến hành đo đạc các khu vực đồi núi tại xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Qua các nghiên cứu và đo đạc, nhóm đã thành lập được phương pháp đơn giản hóa việc xác định tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt của mái taluy.

Nhìn chung so sánh với các phương pháp hiện đại hiện nay thì đạt độ chính xác khoảng 70-80%

Dựa vào kết quả thực tế nhóm đã làm bằng phương pháp thủ công tính được góc nghỉ của mái taluy và nhờ chuyên gia tính toán đánh giá lại mái taluy với góc nghỉ đó bằng phần mềm Geoslope thì cho thấy mái dốc với góc nghỉ tính toán của nhóm nghiên cứu đạt độ ổn định cao, hệ số ổn định K >2.0 (theo quy định mái dốc ổn định khi hệ số ổn định K >1.25).

“Nhìn chung so sánh với các phương pháp hiện đại hiện nay thì đạt độ chính xác khoảng 70- 80%, tuy nhiên kết quả phù hợp với điều kiện của người dân, do đó có thể sử dụng được cho người dân tự đánh giá, và là cơ sở ban đầu cho việc đánh giá chuyên sâu đối với các công trình quan trọng và yêu cầu về độ chính xác hơn”- em Châu Vĩnh Phúc cho biết.

Việc nghiên cứu đề tài “Bước đầu đề phòng sạt lở đất vào các nhà dân ven đồi trong mùa mưa bão bằng phương pháp giản đơn” đã đem lại một sản phẩm giải quyết được rất nhiều vấn đề cấp thiết trong việc phòng chống, cảnh báo thiên tai một cách đơn giản, tiết kiệm chi phí. Đề tài của các em tiếp tục được gửi dự thi ở Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố năm 2021. Thời gian tới, nhóm sẽ tổng hợp thêm nhiều dữ liệu về đặc điểm, tính chất cơ lý của đất đá để từ đó tra cứu được số liệu đáng tin cậy hơn, phục vụ cho việc đánh giá một cách chính xác nhất.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
    Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
  • Thoát nghèo nhờ cây quế
    (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
  • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
  • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
    (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
  • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
    (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
  • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
    (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO