Đà Nẵng: Giấy đi đường QR code – tối ưu hoá CNTT để phòng dịch hiệu quả

Lan Anh | 11/09/2021, 17:42

(TN&MT) - Trong khi các địa phương khác còn đang loay hoay trong việc kiểm soát và cấp giấy đi đường cho người dân, Đà Nẵng đã thể hiện là một thành phố “thông minh” khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc này. Với ứng dụng quét mã vạch QR Code, người dân, doanh nghiệp tại Đà Nẵng chỉ mất khoảng 10 phút đăng kí thủ tục xét duyệt trên mạng, mất chưa đến 1 phút để kiểm tra tại chốt.

Nhanh chóng, hạn chế tiếp xúc

Đã 1 tuần nay người dân Đà Nẵng ra đường bằng mã QR code khi địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Đây là phần mềm mới nhất của Sở TT&TT Đà Nẵng được đưa vào sử dụng trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Khác với các địa phương khác, khi Đà Nẵng bắt đầu ứng dụng việc sử dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch, cụ thể là áp dụng việc quét mã QR Code trên giấy đi đường, thì tại các chốt kiểm soát dịch không hề có chuyện tập trung đông người để xin giấy hoặc ùn tắc giao thông.

Người dân ứng dụng quét mã QR Code để đi qua các chốt kiểm tra. 

Ghi nhận tại các chốt rất thưa vắng người, mặc dù số thẻ cấp ra đã gần 120.000 thẻ. Ông Trần Mạnh Tuấn (người dân quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết, tất cả công đoạn hoàn toàn trên internet. Việc xét duyệt chỉ trong vài giờ đồng hồ. Kết quả được trả về email, người dân được cấp tài khoản, mật khẩu để đăng nhập và sao lưu QR code xuống điện thoại hoặc in ra giấy. Để thuận lợi hơn cho việc kiểm tra, ông cũng in và dán QR code trên xe máy.

“Mỗi chốt tôi qua chỉ mất 3 đến 5 giây để quét mã bằng phần mềm, vừa nhanh gọn vừa không gây ùn tắc người trên đường và hạn chế tiếp xúc”, ông Tuấn nói.  

Để phục vụ việc cung ứng hàng hóa, Big C Đà Nẵng đã nhanh chóng đăng ký cấp 283 giấy đi đường QR code cho nhân viên. Bà Võ Thị Thu Thủy, Giám đốc Big C Đà Nẵng cho biết, khi quét QR code qua ứng dụng eTicket - Đà Nẵng có thể thấy tất cả thông tin về người được cấp giấy, đơn vị, cung đường đi,..

“Chỉ trong một thời gian ngắn đã phát triển ra được một hệ thống quản lý chặt chẽ, tiện ích. QR code được lưu dưới dạng tệp tin ảnh trong điện thoại và được in dán trên đầu xe để thuận tiện cho việc kiểm tra”, bà Thủy cho hay.

Là đơn vị cấp số lượng giấy đi đường lớn nhất với hơn 35.800 giấy đi đường QR code, tuy vậy, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp (Khu CNC&CKCN) vẫn xử lý cho các đơn vị đạt 100%.

Mẫu giấy đi đường của Sở Xây dựng với thông tin biển số xe, thời gian, điểm đi đến,...

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho hay, việc triển khai mẫu giấy đi đường trực tuyến giúp giảm áp lực cho Ban quản lý, bởi quy trình thực hiện hạn chế thấp nhất tiếp xúc trực tiếp và tránh tụ tập đông người tại doanh nghiệp.

“Hầu như doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính xác thực thông tin người lao động, Ban quản lý chỉ kiểm tra chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp đăng ký hay một số yêu cầu khác, công việc nhẹ nhàng hơn khá nhiều”, ông Sơn cho hay.

Sẵn sàng chuyển giao cho các địa phương

Theo Sở TT&TT TP. Đà Nẵng, để kịp cấp giấy đi đường mới cho người dân và doanh nghiệp, ngành chức năng đã huy động toàn bộ cán bộ làm thêm giờ từ ngày 4/9. Hầu hết người dân, doanh nghiệp đánh giá cao việc triển khai cấp giấy đi đường QR code của Đà Nẵng thông qua hình thức trực tuyến hoàn toàn, áp dụng công nghệ QR code vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vừa góp phần trong phòng chống dịch.

Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng, việc xây dựng ứng dụng quét QR code mà Đà Nẵng áp dụng là biện pháp để chủ động truy vết và kiểm soát. Nếu một địa điểm có ca mắc Covid-19 liên quan, từ hệ thống ứng dụng quét QR code sẽ có đầy đủ thông tin của những người lui tới. Hay tra thông tin đi đường của một người với thời gian, địa điểm bởi khi qua mỗi khu vực sẽ có chốt kiểm soát nhất định.

Lực lượng chức năng kiểm tra cố định tại một số chốt kết hợp tăng cường tuần tra lưu động 

Ngoài việc khai báo, cấp giấy đi đường, đơn vị đã bổ sung thêm nhiều ứng dụng, tiện ích khác như: Tổng đài tự động thông báo, truy vết, hệ thống Giám sát cách ly F1 tại nhà thông qua vòng đeo tay và App Danang Smart City, Hệ thống bản đồ thống kê – cảnh báo khu vực vùng đỏ, vùng cách ly nguy hiểm, điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu, Thẻ QR Code đi chợ/Siêu thị, Hệ thống quản lý khai báo y tế, Ứng dụng quản lý, đăng ký, xác nhận phương tiện vận tải vào thành phố...

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, việc cấp giấy đi đường QR code đã hạn chế được những chướng ngại trước đây như tập trung đông người ở nơi cấp giấy, người dân khó khăn trong tiếp cận cơ quan chức năng cấp giấy, ùn ứ nơi kiểm soát… 

“Lãnh đạo các địa phương có gọi điện cho tôi đề nghị trao đổi và cho phép chuyển giao phần mềm để các địa phương thực hiện. Tôi đã có chủ trương rồi, suy cho cùng chúng ta làm việc tốt cho công tác phòng chống dịch thì nên chia sẻ kinh nghiệm”, ông Quảng nói.

Hiện Sở TT&TT Đà Nẵng đang triển khai cho tỉnh Khánh Hòa và hỗ trợ tỉnh Quảng Bình ứng dụng giấy đi đường có mã QR.

Theo thống kê, đến ngày 10/9, toàn thành phố tiếp nhận 31.019 đơn vị đăng ký, trong đó đã phê duyệt 8.892 đơn vị và từ chối 15.323 đơn vị, tỉ lệ xử lý đạt 78,07%. Tổng số giấy đi đường có mã QR đã phê duyệt là 134.146 giấy, số giấy đã phát hành là 117.346, tỉ lệ 87,48%.

 

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO