Đà Nẵng: Điều chỉnh phân luồng nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương

13/04/2017, 00:00

(TN&MT) - Để đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương trong quá trình thi công,  UBND TP. Đà Nẵng vừa có công văn số 2477/UBND-SGTVT về việc điều chỉnh phân luồng giao thông qua nút Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương trên cơ sở phương án phân luồng giao thông được UBND TP. Đà Nẵng duyệt tại Quyết định ngày 17/1/2017.

Sơ đồ phân luồng giao thông từ xa
Sơ đồ phân luồng giao thông từ xa

Phương án phân luồng giao thông được duyệt ngày 17/1/2017

Phương án phân luồng giao thông đã được UBND TP. Đà Nẵng duyệt ngày 17/1/2017 với  2 phương án phân luồng giao thông từ xa và phân luồng trong khu vực thi công.

Theo đó, đối với phân luồng giao thông từ xa quy định, xe kéo rơ-moóc và xe sơ-mi-rơ-moóc, nếu hướng di chuyển từ hướng Bắc vào thành phố (lưu thông ngoài giờ cao điểm) sẽ từ Cầu vượt Ngã Ba Huế → Trục 1 Tây Bắc → Nguyễn Sinh Sắc → Nguyễn Tất Thành → Đường 3/2 và quay đầu đi ra theo hướng ngược lại. Riêng các xe vào ga hàng hóa Đường sắt được phép rẽ từ Nguyễn Tất Thành → Hà Khê → Trần Cao Vân → Ga Đường sắt và quay đầu đi ra theo hướng ngược lại. Nếu từ hướng Nam vào thành phố sẽ từ Cầu vượt Hòa Cầm → Cách Mạng Tháng 8 → Nguyễn Hữu Thọ quay đầu tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Duy Tân và đi ra theo hướng ngược lại. Riêng đường Nguyễn Hữu Thọ đoạn từ Cách Mạng Tháng 8 đến Duy Tân chỉ được lưu thông ngoài giờ cao điểm.

Cấm các xe kéo rơ-moóc và sơ-mi-rơ-moóc 24/24 lưu thông trên các tuyến đường Tôn Thất Đạm, Điện Biên Phủ (đoạn từ nút giao Ngã Ba Huế đến Nguyễn Tri Phương), đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Hữu Thọ), đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Duy Tân), đường Trần Cao Vân (đoạn từ Điện Biên Phủ (nút Mẹ Nhu) đến Hà Huy Tập), đường Hà Huy Tập (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Trần Cao Vân).

Đối với xe ô tô tải có khối lượng hàng trên 2,5 tấn, hướng di chuyển từ hướng Bắc vào thành phố sẽ qua Cầu vượt Ngã Ba Huế → Điện Biên Phủ → Trần Cao Vân (hoặc Hà Huy Tập) → Hà Khê → Nguyễn Tất Thành → Đường 3/2 và quay đầu đi ra theo hướng ngược lại. Hướng Nam vào thành phố từ Cầu Vượt Hòa Cầm → Cách Mạng Tháng 8 → Nguyễn Hữu Thọ quay đầu tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Duy Tân và đi ra theo hướng ngược lại. Riêng đường Nguyễn Hữu Thọ đoạn từ Cách Mạng Tháng 8 đến Duy Tân chỉ được lưu thông ngoài giờ cao điểm.

Cấm hoạt động 24/24 trên các đoạn đường Tôn Thất Đạm, đường Điện Biên Phủ (đoạn từ Hà Huy Tập đến Nguyễn Tri Phương), đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Hữu Thọ), đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Duy Tân), đường Trần Cao Vân (đoạn từ Hà Huy Tập đến Ông Ích Khiêm), đường Đống Đa (đoạn từ Quang Trung đến Trần Phú), đường Quang Trung (đoạn từ Ông Ích Khiêm đến Đống Đa). Các xe ô tô tải khối lượng hàng trên 2,5 tấn ra vào phục vụ chuyên chở hàng ga Đường sắt được cấp phép riêng và chỉ hoạt động ngoài giờ cao điểm.

Đối với xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên, cấm hoạt động 24/24 trên các tuyến đường Thái Thị Bôi, Võ Văn Tần, Bế Văn Đàn, Lê Duy Đình, đường Điện Biên Phủ (đoạn từ Hà Huy Tập đến Lý Thái Tổ), đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Văn Linh), đường Lê Độ (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Trần Cao Vân), đường Hải Phòng (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Hoàng Hoa Thám), đường Hoàng Hoa Thám (đoạn từ Lê Duẩn đến Hùng Vương).

Cấm lưu thông từ 6h30 - 8h30 và từ 16h30 - 19h30 trên các tuyến đường Tôn Thất Đạm, Trần Cao Vân (đoạn từ Hà Huy Tập đến Ông Ích Khiêm), Ông Ích Khiêm (đoạn từ Lê Duẩn đến Hùng Vương).

Các doanh nghiệp trong khu vực cấm xe kéo rơ-moóc, sơ-mi-rơ-moóc, xe ô tô tải khối lượng hàng trên 2,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên lưu thông có nhu cầu vận tải đề nghị liên hệ Sở GTVT xem xét cấp giấy phép, nhưng chỉ được lưu thông vào ban đêm (22h00 - 5h00).

Sơ đồ phân luồng giao thông trong khu vực thi công
Sơ đồ phân luồng giao thông trong khu vực thi công

Đối với phương án phân luồng trong khu vực thi công thì theo các giai đoạn thi công, nguyên tắc tổ chức lưu thông như sau: Bố trí các đường tạm bề rộng (6,5 -7,5)m, cách nhà dân tối thiểu 2m bao quanh phạm vi hàng rào thi công để các phương tiện lưu thông qua nút (theo bản vẽ đính kèm giai đoạn thi công) theo nguyên tắc lưu thông 1 chiều. (Riêng đối với vị trí bố trí quay đầu xe hướng từ Nguyễn Tri Phương rẽ trái về ngã ba Huế trước khu vực cổng công viên, trong trường hợp ùn tắc thì bắt buộc các phương tiện quay đầu tại ngã ba Lê Duẩn - Điện Biên Phủ).

Đường Lê Độ tổ chức lưu thông 1 chiều đoạn từ Điện Biên Phủ đến Võ Văn Tần. Đường Lê Duy Đình tổ chức lưu thông 1 chiều theo hướng từ Kiệt 143-Điện Biên Phủ đến Nguyễn Tri Phương. Cấm các loại xe tải có khối lượng hàng dưới 2,5 tấn vào khu vực nút vào giờ cao điểm (từ 6h30 - 8h30 và từ 16h30 - 19h30).

Điều chỉnh lại phân luồng giao thông

Dựa trên phương án phân luồng giao thông tại nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương đã được duyệt như trên, UBND TP. Đà Nẵng đã có điều chỉnh lại phân luồng giao thông nhằm đảm bảo giao thông thuận tiện và phục vụ tốt cho các đơn vị thi công.

Phối cảnh hầm chui nút Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
Phối cảnh hầm chui nút Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương

Theo đó, phương án điều chỉnh phân luồng sẽ triển khai phân luồng giao thông đồng thời  giai đoạn 1 và giai đoạn 4; giai đoạn 2 và giai đoạn 3.

Ngoài ra,  tổ chức cho các phương tiện đi thẳng từ Ngã Ba Huế về Lý Thái Tổ, kết hợp bố trí lực lượng điều tiết giao thông khi cần thiết thay cho phương án phải quay đầu trên đường Nguyễn Tri Phương.

Giữ nguyên phương án phân luồng giao thông thi công giai đoạn 5.

Cùng với công văn này, Ban quản lý các dự án ĐTCS hạ tầng ưu tiên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, trong quá trình triển khai tiếp tục theo dõi tình hình giao thông thực tế để có phương án điều chỉnh phù hợp nếu cần.

Bài và ảnh:Yến Nhi


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO