Đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

21/12/2015 00:00

  (TN&MT) - Nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Nông, phía Tây của cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) và phía Tây Nam của dãy Cư Yang Sin hùng vĩ, Khu BTTN Tà Đùng...

 

(TN&MT) - Nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Nông, phía Tây của cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) và phía Tây Nam của dãy Cư Yang Sin hùng vĩ, Khu BTTN Tà Đùng chính là điểm giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, có giá trị vô cùng quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu và phòng hộ môi trường sinh thái.

Khu BTTN Tà Đùng có diện tích mặt nước lớn do các nhà máy thủy điện trên 2 lưu vực sông Srêpốk và sông Đồng Nai
Khu BTTN Tà Đùng có diện tích mặt nước lớn do các nhà máy thủy điện trên 2 lưu vực sông Srêpốk và sông Đồng Nai

Khu BTTN Tà Đùng được thành lập ngày 6/1/2003 trên cơ sở chuyển đổi từ Lâm trường Đắk P’lao, nay thuộc địa giới hành chính xã Đắk Som (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) với diện tích hơn 213 nghìn héc-ta. Không chỉ là điểm giao thoa về địa lý và sinh học, Tà Đùng còn có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn của 02 con sông lớn là Srêpốk và sông Đồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất công - nông nghiệp, điện năng, … cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Các nhà máy thủy điện trên lưu vực này đã tạo ra hồ nước trên cao có diện tích mặt nước hơn 3.600ha và hình thành trên lòng hồ 47 hòn đảo lớn nhỏ, trông giống như Vịnh Hạ Long thu nhỏ nằm giữa cao nguyên.

Lòng hồ hình thành 47 hòn đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn và vùng đệm.
Lòng hồ hình thành 47 hòn đảo lớn nhỏ, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn và vùng đệm.

Tà Đùng có một lớp thảm thực vật rừng rộng lớn, có tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi của Khu bảo tồn (trong đó rừng nguyên sinh chiếm hơn 48%, rừng thứ sinh các loại hơn 36%) với sự đa dạng của các hệ sinh thái và sinh cảnh phù hợp cho sự cư trú, sinh trưởng, phát triển của nhiều hệ động thực vật. Qua kết quả điều tra, Khu BTTN Tà Đùng hiện có 574 loài động vật thuộc 124 họ của 38 bộ. Trong đó, có 37 loài thú thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ; 16 loài chim nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2012); 16 loài bò sát, ếch nhái được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 06 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN...

Trong tổng số 1.406 loài thực vật ghi nhận được ở Khu BTTN Tà Đùng, có 89 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, chiếm 6,3 % số loài. Trong đó: 69 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 27 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN và 14 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006. Trong đó, ở mức độ toàn cầu có 05 loài Cực kỳ nguy cấp (CR), 02 loài Nguy cấp (EN) và 04 loài Sẽ nguy cấp (VU). Ở mức độ quốc gia, có 28 loài Nguy cấp và 41 loài Sẽ nguy cấp.

Tà Đùng có một lớp thảm thực vật rừng rộng lớn, có tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi của Khu bảo tồn
Tà Đùng có một lớp thảm thực vật rừng rộng lớn, có tỷ lệ che phủ tới 85% diện tích vùng lõi của Khu bảo tồn

 

Tà Đùng là nơi có đặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín hỗn giao lá rộng lá kim với hệ thực vật phong phú
Tà Đùng là nơi có đặc trưng bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín hỗn giao lá rộng lá kim với hệ thực vật phong phú

 

 

 

Chà vá chân đen - 1 trong những loài thú đặc hữu Việt Nam tại Khu BTTN Tà Đùng
Chà vá chân đen - 1 trong những loài thú đặc hữu Việt Nam tại Khu BTTN Tà Đùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lực lượng kiểm lâm Khu BTTN Tà Đùng tích cực tuần tra quản lý bảo vệ rừng
Lực lượng kiểm lâm Khu BTTN Tà Đùng tích cực tuần tra quản lý bảo vệ rừng

Bài & ảnh: Lê Phước

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO