Đa dạng hóa phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Phạm Oanh| 05/04/2022 13:56

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa tại cuộc họp Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sáng ngày 5/4.

Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2690/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2021 phê duyệt Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 và Quyết định số 572/QĐ-BTNMT ngày 24/3/2022 về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời, bố trí kinh phí hàng năm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

anh-tthoa.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ đạo tại cuộc họp

Hàng năm, dựa vào Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ đã đăng tải khoảng 7.606 tin, bài, ảnh, tờ rơi, phóng sự, tọa đàm,… để phổ biến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Báo, Tạp chí, Chuyên trang của các đơn vị trong Bộ…. Các nội dung được phổ biến là các văn bản mới được ban hành; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được xây dựng.

Ngoài ra, việc phổ biến pháp luật được thực hiện thông qua việc trả lời các kiến nghị về chính sách, pháp luật, giới thiệu các điều ước quốc tế mới có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Đồng thời, các đơn vị trong Bộ đã phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn như: Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn; Ngày nước thế giới; ngày môi trường thế giới; Ngày pháp luật Việt Nam…

hop-5-4.jpg
Toàn cảnh cuộc hop

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra, góp phần lan toả sâu, rộng những chính sách, văn bản pháp luật của Bộ đến các cơ quan, tổ chức, và từng người dân. Tuy nhiên, công tác này vẫn tồn tại một số hạn chế như: manh mún trong khâu tổ chức tập huấn, giáo dục, phổ biến; chồng chéo trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ; kinh phí cho hoạt động này còn thiếu…

Để nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, đại diện Vụ Pháp chế, Trung tâm Truyền thông TN&MT, Tổng cục Đất đai, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn… cho rằng, công tác phổ biến pháp luật cần có đầu mối thống nhất; tổ chức tập trung để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Bộ cần ban hành Kế hoạch chung về phổ biến, tuyên truyền pháp luật của cả Bộ, cũng như là Kế hoạch, hoạt động cụ thể từng năm. Thông qua đó, bố trí ngân sách, kinh phí đầy đủ để tổ chức hiệu quả hoạt động này.

Hơn nữa, bên cạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục truyền thống trên Cổng thông tin điện tử, Báo, Tạp chí, Chuyên trang của các đơn vị trong Bộ, cần tăng cường, đẩy mạnh phổ biến, giáo dục theo các hình thức mới trên mạng internet và các ứng dụng xã hội, tổ chức tập huấn trực tuyến, xây dựng bộ Media kit hay press kit (bộ tài liệu truyền thông)…

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng, chính sách, pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tác động đến nhiều đối tượng, tầng lớp trong xã hội. Chính vì vậy, các đơn vị trong Bộ cần phối hợp, tổ chức đa dạng các phương thức phổ biến, tuyên truyền nhằm đưa luật và chính sách vào cuộc sống.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng đề án chung về phổ biến, giáo dục pháp luật; Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục cụ thể trong năm 2022; Đề nghị Vụ Kế hoạch Tài chính quan tâm, bố trí ngân sách cho hoạt động này…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đa dạng hóa phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO