Cường “rác”

Văn Dinh | 29/10/2019, 11:44

(TN&MT) - Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt hải sản, anh Trần Văn Cường (35 tuổi, tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) lại tranh thủ thu gom vỏ lon, chai nhựa... trôi trên biển, bán kiếm tiền gây quỹ cho học sinh nghèo, góp phần bảo vệ môi trường.

Mong muốn biển sạch hơn

Một ngày nắng nhẹ tháng 10, chúng tôi gặp Cường tại cửa biển Thuận An lúc anh vừa đi đánh bắt cá dài ngày trở về. Khi các “đồng đội” đã xuống khỏi tàu, phía trên khoang, chỉ còn mình Cường hì hục sắp xếp hàng trăm chai nhưa, vỏ lon bỏ vào bao lưới.

Biển sạch hơn với hành động vớt rác trên biển của Cường

Khuôn mặt hớn hở, Cường cho hay, anh đã bám biển mưu sinh cùng gia đình được gần 20 năm. Mỗi lần đi biển, anh chứng kiến nhiều người dân, khách du lịch... thẳng tay ném rác xuống mặt nước. “Tự dưng mình suy nghĩ nếu không vớt thì nguy cơ ô nhiễm biển rất cao, tôm cá sẽ không sống được sẽ thất thu. Từ đó, cứ thấy vỏ lon bia, chai nhựa hay bao bì trôi là mình vớt lên tàu”, Cường thổ lộ.

Theo Cường, anh giữ chức Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố Tân Bình đã được vài năm, cộng với thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế phát động nhiều phong trào hạn chế ô nhiễm như “Ngày Chủ nhật Xanh”, “Nói không với túi ni lông”; nên Cường càng ý thức và thôi thúc mình phải tiên phong làm một việc thật ý nghĩa để bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ nguồn lợi hải sản trên biển không bị ảnh hưởng do rác thải đặc biệt là rác khó phân hủy.

Cường đã tận dụng các vây lưới bỏ, rổ cá bị hư hỏng... để chế tạo thành cần vợt, rổ đựng. Trên chiếc tàu công suất hơn 1.000 CV của mình, Cường còn bố trí khoang riêng để dành cho các lao động, thuyền viên gom vỏ chai nhựa. “Mỗi năm, mình đi biển hơn 6 tháng, bình quân mỗi tháng 4 - 5 chuyến, mỗi chuyến từ 3 - 4 ngày, dài nhất là những chuyến ra quần đảo Hoàng Sa kéo dài nửa tháng. Trung bình một tháng thu gom, mình bán được hơn 300.000 đồng. Số tiền không nhiều nhưng mình cảm thấy rất vui, ý nghĩa, nếu không vớt sẽ rất nguy hại cho biển”, Cường chia sẻ.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chàng thanh niên miền biển tâm sự, số tiền thu gom được sau mỗi chuyến đi đánh bắt trở về, anh đều đem đóng góp cho Đoàn Thanh niên của thị trấn Thuận An để gây quỹ, giúp đỡ cho học sinh nghèo hiếu học.

Những rổ đựng cá bỏ đi sẽ được Cường tận dụng để đựng rác

“Tuy của ít nhưng rất ý nghĩa. Không ít người thấy mình làm vậy đã bàn tán, hơi đâu mà lo mấy chuyện đó, kiếm mấy đồng mần chi. Nhưng mình thấy việc làm mình đang thực hiện là đúng nên mình cứ làm. Giá như thuyền nào đi biển cũng nhặt rác thì biển sẽ sạch biết mấy. Hoặc nhặc rác gần ven bờ cũng là quý, mỗi ngày như thế, biết bao vỏ nước uống, nước giải khát đổ xuống...”, Cường thổ lộ.

Qua nhiều việc làm hay, Cường vừa được tín nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ngư dân trẻ vươn khơi bám biển thị trấn Thuận An, với khoảng 30 thành viên. Cương vị này giúp Cường có thêm cơ hội tuyên truyền, vận động các đồng nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bỏ thói quen xả rác xuống biển cũng như hành động nhặt rác trên biển. Mong muốn của Cường là nhân rộng thu gom rác thải trên biển tới nhiều tàu khác ở địa phương cũng như toàn tỉnh.

Theo Cường, ở một số tỉnh ven biển, họ có một hội hay tổ chức đứng đầu tuyên truyền, vận động, cam kết, đặt ra chỉ tiêu... nên các tàu cá chấp hành rất nghiêm túc gom nhặt các loại rác phế liệu trên biển. Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Huế cùng đồng lòng vào cuộc, tin chắc mô hình như này sẽ được nhân rộng...

Số tiền kiếm được nhờ bán rác, Cường gây quỹ giúp học sinh nghèo

“Mong rằng, trên mỗi tàu có ít nhất một thùng rác bằng inox để đựng các bao bì ni lông, tránh vứt xuống biển ảnh hưởng đến cá, tôm... Đó cũng là cách làm để giảm bớt công lao động của các bạn trẻ, học sinh, cán bộ nhân viên phải ra quân dọn rác trên các bãi biển hằng tuần”, Cường bộc bạch.

Anh Lê Hoành Thành - Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Thuận An nhận xét, mô hình vớt, thu góm rác thải nhựa trên biển như của anh Cường là việc làm tốt, đáng khích lệ và biểu dương.

“Đa số con em địa phương đều đi biển, mưu sinh nhờ biển. Vì thế mong rằng, nhiều người sẽ nhìn vào đó để học tập, có những việc làm ý nghĩa để bảo vệ môi trường biển. Thời gian tới, địa phương sẽ tận dụng các lưới cũ từ các tàu hỗ trợ, sau đó, cải tạo thành các túi đựng rác và phân phát cho mỗi thuyền viên để nhân rộng mô hình vớt rác trên biển...”, anh Thành nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Điện than gây phát thải nhiều nhất EU
    (TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.
  • Dự báo thời tiết ngày 23/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 23/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO